Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Người dân không cần xin cấp phép xây dựng ở nơi đã có quy hoạch chi tiết

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đề nghị, tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết, người dân chỉ cần đăng ký xây dựng, không phải xin cấp phép.

Miễn giấy phép Xây dựng

TPHCM sẽ thí điểm miễn cấp phép xây dựng ở nơi đã có quy hoạch chi tiết

Ngày 25.6, phát biểu tại Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, thành phố đang tiến gần tới thời điểm chính thức trở thành “TPHCM mới” sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Đây không chỉ là sự cộng gộp về không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra động lực và dư địa mới để TPHCM vươn lên tầm cao hơn, đạt đẳng cấp khu vực và thế giới” - ông Được nói.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM, việc triển khai đồng bộ Đồ án quy hoạch là cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm khi hợp nhất ba địa phương: Tái cấu trúc toàn diện không gian phát triển, định vị TPHCM trở thành trung tâm tài chính, kinh tế số, kinh tế biển và công nghiệp công nghệ cao hiện đại bậc nhất Đông Nam Á…

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Được yêu cầu các sở, ngành, đặc biệt là Sở Xây dựng mới và chính quyền phường, xã trong hệ thống chính quyền 2 cấp sắp vận hành, phải nhanh chóng triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý cho quản lý và thu hút đầu tư.

“Chính quyền địa phương phải quản lý đúng theo quy hoạch được công bố hôm nay, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết sắp được triển khai” - ông Được nhấn mạnh.

Miễn giấy phép Xây dựng

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được phát biểu tại hội nghị

Trên cơ sở quy hoạch chi tiết, ông Nguyễn Văn Được đề nghị chính quyền các cấp không để người dân phải xin cấp phép xây dựng, mà chỉ đăng ký xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. TPHCM đã có văn bản giao Sở Xây dựng nghiên cứu để áp dụng triển khai thực hiện.

Hiện Sở Xây dựng TPHCM đang phối hợp cùng UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, lập danh sách các khu vực đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng.

Đây là những khu đã có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, pháp lý theo quy định. Khi đó, người dân không cần xin phép xây dựng mà chỉ cần thông báo khởi công công trình.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng TPHCM lưu ý, việc bỏ yêu cầu giấy phép xây dựng cũng đặt ra bài toán quản lý mới. Các đơn vị chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát thi công, xử lý tranh chấp và cập nhật tài sản sau khi công trình hoàn thành.

Qua rà soát, hiện trên địa bàn TPHCM có khoảng 360 khu vực với khoảng 55.000 lô, nền đủ điều kiện để được miễn giấy phép xây dựng.

Hiện Sở Xây dựng TPHCM đang khẩn trương lấy ý kiến từ các địa phương về danh sách các khu vực đủ điều kiện miễn cấp phép xây dựng, hoàn tất trước ngày 1.7 để tổng hợp, báo cáo và trình UBND TPHCM xem xét, quyết định.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, cấu trúc không gian của thành phố sẽ phát triển theo 6 phân vùng.

Phân vùng đô thị trung tâm: Bao gồm khu vực nằm phía trong đường Vành đai 2 và phía Bắc kênh Đôi, kênh Tẻ.

Phân vùng phía Bắc: Trung tâm đặt tại khu vực giao giữa đường Vành đai 3 và Quốc lộ 22, kéo dài đến đường cao tốc Mộc Bài - TPHCM.

Phân vùng phía Tây: Trung tâm là khu vực Tân Kiên.

Phân vùng phía Nam: Trung tâm tại khu vực Phú Mỹ Hưng, được mở rộng về phía Nam.

Phân vùng phía Đông Nam: Trung tâm đặt tại khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Phân vùng TP Thủ Đức.

Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM

Tập đoàn Sun Group đề xuất được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài hơn 40 km và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ), theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).

Theo văn bản gửi UBND TP HCM, Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng tại khu vực ven sông Sài Gòn (địa bàn huyện Củ Chi cũ), theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Cụ thể, doanh nghiệp đề xuất xây dựng tuyến đường ven sông quy mô từ 8 đến 10 làn xe, chiều dài khoảng 40 km. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị đầu tư tuyến metro hoặc tramway ven sông tại khu vực này.

Đổi lại, doanh nghiệp mong muốn được đối ứng bằng quyền đầu tư và quỹ đất khoảng 4.100 ha dọc theo hành lang sông Sài Gòn thuộc khu vực Củ Chi (cũ). Đây được xem là khu vực có tiềm năng phát triển đô thị sinh thái, du lịch và giao thông đa phương thức.

Hình ảnh một đoạn sông Sài Gòn chảy qua nội thành TP HCM

Trước đó, Sun Group từng đề xuất tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn dài 78,2 km, nối từ cầu Bến Súc (Củ Chi) đến ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1 cũ). Tuy nhiên, trong đề xuất mới, chiều dài tuyến đường được điều chỉnh rút gọn còn hơn 40 km.

Ngoài hạ tầng giao thông, Sun Group còn đề xuất đầu tư hai dự án quy mô lớn theo hình thức BT gồm: Khu Liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc (187 ha) và Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (395 ha). Quỹ đất đối ứng cho hai dự án này được đề xuất tại Khu đô thị Trường Thọ (147 ha) thuộc TP Thủ Đức (cũ).

Bên cạnh các dự án đang nghiên cứu, Sun Group mong muốn TP tiếp tục hỗ trợ, giới thiệu thêm các dự án và quỹ đất tiềm năng. Doanh nghiệp khẳng định có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm để triển khai các dự án quy mô lớn, nếu được lựa chọn làm nhà đầu tư. Việc triển khai các dự án hạ tầng, thể thao và đô thị này, theo Sun Group, sẽ góp phần thay đổi diện mạo khu vực, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP HCM trong giai đoạn mới.

Thành lập năm 2007, Sun Group là một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí, sở hữu chuỗi Sun World cùng nhiều khu nghỉ cao cấp như InterContinental Danang và JW Marriott Phú Quốc. Năm 2024, tập đoàn báo lãi sau thuế hơn 848,9 tỷ đồng, gấp 2,6 lần năm 2023, tương đương hơn 2,3 tỷ đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức lãi hơn 1.694 tỷ đồng của năm 2022.

Hiện nay, bên cạnh TP HCM, Sun Group cũng liên tục tìm kiếm cơ hội, đề xuất đầu tư các dự án khu đô thị, dân sinh ở nhiều tỉnh thành như Hà Nam, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Thuận ... với quy mô vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Thông xe hầm chui ở dự án nút giao lớn nhất TP HCM

Sau hai tháng lùi tiến độ, hầm chui 4 làn xe ở nút giao An Phú, TP Thủ Đức, thông xe ngày 30/6 giúp phân luồng giao thông, giảm ùn tắc cửa ngõ phía đông thành phố.

Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), đường hầm bắt đầu đưa vào khai thác từ trưa nay, cho ôtô chạy hai chiều, mỗi chiều hai làn. Riêng xe máy và container không được qua hầm.

"Khi đưa vào sử dụng, hầm sẽ giảm xung đột các hướng đi, hỗ trợ phân luồng giao thông và tạo điều kiện để chúng tôi triển khai một số các hạng mục khác của dự án nút giao", ông Phúc nói.

Nút giao An Phú

Hầm chui đã hoàn thành kết cấu, chờ thông xe, tháng 5/2025

Hầm chui đưa vào sử dụng là hạng mục chính của dự án nút giao An Phú - giao lộ lớn và hiện đại nhất TP HCM. Hầm dài hơn 450 m, rộng 20 m, 4 làn xe, nằm dọc đại lộ Mai Chí Thọ đoạn giao đường Đồng Văn Cống. Trong hầm thiết kế hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, trạm bơm... Tổng chi chi phí đầu tư hạng mục này khoảng 342 tỷ đồng.

Trước đó, hầm chui đã hoàn tất toàn bộ kết cấu và hệ thống chiếu sáng, biển báo, dự kiến thông xe từ cuối tháng 4. Tuy nhiên, địa chất phức tạp, nước ngầm lớn, phát sinh nhiều vấn đề kỹ thuật khiến việc hoàn thiện trạm bơm chậm tiến độ, phải lùi thời gian khai thác.

Cùng với hầm chui này, dự án nút giao An Phú còn một đường hầm khác kết nối trực tiếp từ đường dẫn tuyến cao tốc nêu trên xuống đại lộ Mai Chí Thọ. Hai đường hầm khi thông xe sẽ kết nối với nhau, cho ôtô chạy hai chiều từ cao tốc về hầm Thủ Thiêm và ngược lại.

Nút giao An Phú

Phối cảnh dự án nút giao An Phú

Khởi công cuối năm 2022, dự án nút giao An Phú có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Công trình quy mô ba tầng, ngoài hầm chui hai chiều nối cao tốc với đường Mai Chí Thọ còn có các cầu vượt cho xe rẽ đi các hướng; mặt đất có đảo tròn trung tâm và tháp biểu tượng. Các cầu xung quanh nút giao cũng được xây thêm nhánh để mở rộng hướng đi.

An Phú là nút giao kết nối các trục giao thông lớn gồm cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, đường Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống. Đây cũng là cửa ngõ ra vào Cát Lái - cảng lớn nhất nước về sản lượng hàng hóa nên tập trung nhiều xe container qua lại, bình quân hơn 20.000 lượt mỗi ngày.

Nút giao An Phú

Vị trí nút giao An Phú

Mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành 16.386 tỉ đồng

Dự án mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành dài gần 22km kết nối TPHCM với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành.

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hướng về nút giao An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM

Lựa chọn nhà thầu có năng lực, đã thực hiện dự án chất lượng tốt...

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc triển khai dự án mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành theo công trình xây dựng khẩn cấp.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và VEC về việc thực hiện dự án theo thủ tục đối với dự án khẩn cấp để kịp triển khai khởi công vào ngày 19.8.2025.

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Tổng mức đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành là hơn 16.386 tỉ đồng

Việc thực hiện dự án khẩn cấp để lựa chọn tư vấn, lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án và làm đồng thời một số bước như báo cáo của Bộ Tài chính và VEC phải đảm bảo tuân thủ cơ sở khoa học kỹ thuật, lựa chọn những nhà tư vấn, những nhà thầu đã có kinh nghiệm, có năng lực, uy tín, đã thực hiện những dự án, công trình tương tự có chất lượng tốt, thi công an toàn, không được để xảy ra sơ hở, tham nhũng, lợi ích nhóm, gây thất thoát, thiệt hại tài sản nhà nước.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính và VEC làm rõ lý do sự cần thiết, khẩn cấp của dự án về ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị và thời gian khởi công, hoàn thành. VEC có cam kết hoàn thành đúng tiến độ, giá thành tiết kiệm hơn so với giá các gói thầu tương tự đã thực hiện đấu thầu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước...

Mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành lên 8-10 làn xe, kết nối sân bay Long Thành

Trước đó, ngày 31.5, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành.

Phạm vi xây dựng dài gần 22km, điểm đầu tại Km4+000 (nút giao Vành đai 2), TP Thủ Đức, TPHCM. Điểm cuối tại Km25+920 (nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) thuộc huyện Long Thành, Đồng Nai.

Về hướng tuyến, dự án có tim tuyến cơ bản bám theo đường cũ, mở rộng sang hai bên. Riêng đoạn qua cầu Long Thành được mở rộng về phía bên phải tuyến hiện hữu (phía hạ lưu).

Về quy mô dự án, đối với đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 TPHCM (Km4+000-Km8+844,5) sẽ được đầu tư mở rộng từ 4 làn xe lên 8 làn xe.

Ở đoạn từ nút giao Vành đai 3 TPHCM đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, không bao gồm phạm vi cầu Long Thành (Km8+844,5-Km25+920) sẽ được đầu tư mở rộng từ 4 làn xe lên 10 làn xe.

Riêng cầu Long Thành, đầu tư xây dựng một đơn nguyên cầu mới với quy mô 5 làn xe hoàn chỉnh theo chiều từ TPHCM đi Long Thành, bên phải cầu hiện hữu.

Sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay Long Thành đang thi công

Dự án được xếp vào công trình cấp đặc biệt, tiêu chuẩn kỹ thuật đoạn Km4+000Km25+920 đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 120, tương ứng với tốc độ thiết kế 120km/h, riêng cầu Long Thành khai thác với vận tốc 100km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 16.386 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước 6.500 tỉ đồng, vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng 7.900 tỉ đồng và phần còn lại gần 2.000 tỉ đồng là vốn tự có của VEC (gồm lãi vay).

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2027. Trong đó, dự án cơ bản hoàn thành trong năm 2026 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Cũng theo VEC, dự án mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành được đầu tư nhằm mục tiêu hoàn chỉnh tuyến cao tốc này theo quy mô quy hoạch đã được duyệt, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian, giảm chi phí vận tải, góp phần kết nối thuận lợi đến sân bay Long Thành và TPHCM.

Khởi động dự án metro nối thành phố mới Bình Dương và TP.HCM

Trước thềm sáp nhập, tuyến metro nối Bình Dương và TP.HCM và nhiều dự án hạ tầng kết nối được đẩy nhanh thủ tục pháp lý hoặc thi công, mở ra kỳ vọng mới kết nối vùng.

nhà ga Metro Bình Dương

Mô hình trung tâm phức hợp tại thành phố mới Bình Dương có nhà ga cho tuyến metro kết nối Bình Dương - TP.HCM

Ngày 28-6, ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương -cho biết báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP.HCM) đã được Hội đồng Thẩm định nhà nước thông qua, Chính phủ xem xét và chuẩn bị được trình Quốc hội.

Mới đây ngày 26-6, trên cơ sở ý kiến các thành viên Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản chỉ đạo, giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền, thay mặt Chính phủ ký tờ trình để trình Quốc hội xem xét thông qua. 

UBND tỉnh Bình Dương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện dự án (tổng mức đầu tư khoảng 46.725 tỉ đồng), HĐND tỉnh Bình Dương cũng vừa thông qua nghị quyết cam kết chủ động cân đối nguồn lực ngân sách tỉnh 16.725 tỉ đồng (chiếm 36%). 

Huy động vốn từ các TOD (các khu đất phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng) khoảng 30.000 tỉ đồng (64%). 

Đối với nguồn ngân sách tỉnh (hoặc địa phương sau sáp nhập) sẽ bố trí nguồn vốn khoảng 3.000 tỉ đồng/năm để thực hiện dự án, trong đó ưu tiên để giải phóng mặt bằng và triển khai dự án thu hút vốn TOD những năm sau.

Nút giao Tân Vạn

Khu vực ngã ba Tân Vạn (Dĩ An, Bình Dương) nơi tuyến metro đầu tiên nối Bình Dương và Suối Tiên (TP.HCM) sẽ đi qua

Tổng chiều dài tuyến metro hơn 29km, vận tốc thiết kế 120km/h.

Tuyến metro bắt đầu từ nhà ga S1 (trung tâm thành phố mới, thuộc phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, trong tương lai sẽ là phường Bình Dương thuộc TP.HCM).

Điểm cuối là ga bến xe Suối Tiên (kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, nhà ga thuộc phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, sau sáp nhập sẽ là phường Đông Hòa, TP.HCM). 

Dự án được xếp loại là dự án quan trọng quốc gia, thẩm quyền quyết định chủ trương dự án là Quốc hội. 

UBND tỉnh Bình Dương đề xuất nhiều nhóm chính sách và giải pháp đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự án được đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2031 bằng đầu tư công.

Bên cạnh tuyến metro đầu tiên, tuyến metro số 2 kết nối TP Thủ Dầu Một, Bình Dương và TP.HCM cũng đang được nghiên cứu. 

Dự kiến tuyến metro số 2 của Bình Dương dài hơn 21,8km, từ nhà ga S5 của tuyến metro số 1 Bình Dương tại phường Phú Mỹ, đến điểm cuối kết nối với tuyến metro số 3 của TP.HCM tại phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức.

Bình Dương khánh thành, khởi động nhiều dự án lớn trước thềm sáp nhập

Trước thềm sáp nhập, các tuyến đường vành đai, cao tốc và các tuyến metro kết nối hạ tầng giữa Bình Dương và TP.HCM được đẩy nhanh kỳ vọng mở ra các cánh cửa mới cho phát triển đô thị, kết nối vùng.

Cùng ngày 28-6, hàng loạt công trình hạ tầng, giao thông, phát triển đô thị tại Bình Dương được khởi công hoặc khánh thành như: hoàn thành mở rộng đường ĐT 746 (đi qua Khu công nghiệp VSIP 3, nơi có nhà máy hơn 1 tỉ USD của Tập đoàn Lego Đan Mạch).

Khánh thành công trình tại khu tưởng niệm Chiến khu D, hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn, khởi công tòa tháp đôi cao 39 tầng thuộc dự án bất động sản tại cửa ngõ thành phố Dĩ An…

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 TP HCM hơn 120 ngàn tỉ đồng

Với tuyệt đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.

Sáng 27-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành (437/441), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.

Vành đai 4 TPHCM

Phối cảnh đường Vành đai 4 TP HCM

Theo Nghị quyết, dự án đường Vành đai 4 TP HCM nhằm xây dựng trục giao thông chiến lược kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, thúc đẩy lưu thông hàng hóa từ các khu công nghiệp, khu đô thị đến các cảng biển, cảng hàng không và ngược lại.

Kết nối các đô thị, khu công nghiệp trong vùng, tạo liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; giảm áp lực giao thông cho khu vực trung tâm đô thị; tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng nguồn lực đất đai và tận dụng các khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, góp phần điều tiết dân số khu vực nội đô; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các nghị quyết của Đảng.

Dự án Vành đai 4 TP HCM dài khoảng 159,31 km, chia thành 10 dự án thành phần; quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 120.413 tỉ đồng, bao gồm: Nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 29.688 tỉ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương khoảng 40.093 tỉ đồng; vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 50.632 tỉ đồng.

Về tiến độ thực hiện, chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2025; hoàn thành công trình đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2029.

Các dự án thành phần đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về khai thác khoáng sản nhóm IV và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc khoáng sản nhóm III theo quy định của Luật Địa chất và khoáng sản phục vụ Dự án.

Trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch, thi công xây dựng hạ tầng khu tái định cư để phục vụ Dự án. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Các công trình cầu từ cấp II trở lên và nút giao thông trong đô thị không phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Về điều chỉnh hình thức đầu tư trong trường hợp các dự án thành phần đầu tư theo phương thức đối tác công tư của Dự án không lựa chọn được nhà đầu tư, cho phép: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh sang hình thức đầu tư công trong trường hợp dự án thành phần đó không sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương.

UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội) xem xét, quyết định điều chỉnh sang hình thức đầu tư công đối với các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương.

Dự án không phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân TP HCM được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt quy định tại các khoản 1, khoản 4 và khoản 6 Điều 3 của Nghị quyết này trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Bình Dương chính thức về chung nhà với TP.HCM, giá bất động sản sẽ ra sao?

Mặc dù bảng giá đất của Bình Dương (trước đây) áp dụng cho năm 2025 tăng 30-80% song vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với TP.HCM. Trong khi TP.HCM có nơi giá đất lên tới gần 700 triệu đồng/m² thì Bình Dương cũng chỉ đạt trên dưới 60 triệu đồng/m².

Bình Dương

Các chuyên gia dự báo, việc chính thức "chung nhà" với TP.HCM, khu vực sẽ không còn duy trì mức giá đất như hiện tại mà sẽ phải điều chỉnh theo mặt bằng chung của TP.HCM

Trước sáp nhập, bảng giá đất TP.HCM đã bỏ xa Bình Dương

Thời gian gần đây, giá đất tại Bình Dương ghi nhận mức tăng cao sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh bảng giá đất vào ngày 24/12/2024. Theo đó, giá đất ở nhiều tuyến đường đô thị tại Bình Dương tăng từ 30 - 80% so với bảng giá trước đó.

Mức giá trung bình hiện nay là trên dưới 60 triệu đồng/m² tại các tuyến đường nổi bật như Yersin, Bạch Đằng, Cách Mạng Tháng Tám, Đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13)... ở phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một.

Mặc dù tăng mạnh, song giá đất tại Bình Dương vẫn còn một khoảng cách rất xa so với TP.HCM, đặc biệt tại các quận trung tâm. Cụ thể, theo Quyết định điều chỉnh bảng giá đất của UBND TP.HCM ban hành ngày 21/10/2024 (có hiệu lực từ 31/10/2024), giá tại các tuyến đường "đất vàng" như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1) đã đạt mức 687,2 triệu đồng/m², tăng hơn 4 lần so với bảng giá trước đó. Một số tuyến khác như Hàm Nghi, Hàn Thuyên cũng đạt khoảng 430 triệu đồng/m². Tại TP. Thủ Đức, giá đất cao nhất là 295 triệu đồng/m2 tại các đoạn đường Trần Bạch Đằng, Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành, Nguyễn Cơ Thạch.

Ngay cả tại các huyện vùng ven của TP.HCM, giá đất cũng có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, đường Song Hành quốc lộ 22 hiện có mức giá cao nhất là 32 triệu đồng/m². Như vậy, mức giá cao nhất tại TP.HCM hiện cao gấp hơn 13 lần so với Bình Dương.

Chính thức sáp nhập TP.HCM, không còn "giá đất riêng"?

Theo các chuyên gia, bảng giá đất do Nhà nước ban hành thường chỉ phản ánh khoảng 60 - 70% giá thị trường. Khi có những yếu tố kỳ vọng như sáp nhập, thị trường sẽ phản ứng và đẩy giá lên nhanh.

Cụ thể, khi nghị quyết sáp nhập có hiệu lực, ngày 12/6/2025 Bình Dương về chung nhà với TP.HCM, hàng loạt thay đổi được dự báo sẽ diễn ra, bao gồm điều chỉnh quy hoạch, thúc đẩy đầu tư công, mở rộng không gian đô thị và tái cấu trúc dân cư. Đối với thị trường bất động sản, đây là nền tảng quan trọng có thể thúc đẩy giá trị quỹ đất tăng mạnh, không chỉ về giá mà còn ở tiềm năng khai thác.

Bình Dương chính thức "nâng hạng" từ một tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kỳ vọng về cơ sở hạ tầng, tiện ích, dịch vụ và chất lượng sống thường tăng lên. Điều này kéo theo sức ép quy hoạch mới, tạo điều kiện để đầu tư công được phân bổ mạnh hơn vào giao thông, dịch vụ và đô thị hóa. Kết quả là giá đất tại các khu vực giáp ranh hoặc có kết nối hạ tầng tốt sẽ tăng mạnh do hấp lực mới từ cả nhà đầu tư lẫn người mua ở thực.

Nhiều đánh giá cho rằng, bất động sản tại khu vực này có thể bước vào chu kỳ tăng giá mới, đặc biệt tại các khu vực có tiềm năng phát triển khu đô thị hoặc bất động sản công nghiệp.

Trên thực tế, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, chỉ trong quý I/2025 - ngay sau khi có những thông tin về việc sáp nhập tỉnh, giá rao bán bất động sản tại khu vực đã tăng tới 700% so với quý I/2015. Riêng tháng 3/2025, lượng tìm kiếm bất động sản tại đây đã tăng 49% so với tháng trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất trong khu vực vệ tinh TP.HCM.

Theo dự báo, sau sáp nhập, giá bất động sản tại Bình Dương nói chung và các khu vực sát cạnh trung tâm TP.HCM như Đông Bắc có thể tăng từ 30 - 55% chỉ trong vòng 1-2 năm. Nguyên nhân chính đến từ tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư từ nhu cầu ở thực lẫn đầu tư sẽ tăng mạnh, đặc biệt tại các khu vực gần khu công nghiệp - nơi có lực lượng lao động lớn và nhu cầu an cư ngày càng rõ nét.

Ngoài ra, khi quy hoạch đô thị, hạ tầng giao thông và tiện ích xã hội tại Đông Bắc TP.HCM được cập nhật theo tiêu chuẩn của một đô thị loại đặc biệt, mặt bằng giá mới là điều có thể dự đoán được. Đây cũng được đánh giá là "điểm nóng" tăng giá nhờ nằm sát ranh giới Thủ Đức và sở hữu hệ thống giao thông đã và đang phát triển đồng bộ như quốc lộ 13, đường ven sông Sài Gòn, vành đai 3, vành đai 4 và đường sắt đô thị trên cao số 2.

Từ đó, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên các khu vực nằm gần ranh giới TP.HCM - những nơi có tiềm năng đón đầu sóng tăng giá. Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án cần hết sức thận trọng, chỉ nên đầu tư vào những dự án có pháp lý minh bạch, chủ đầu tư uy tín, quy hoạch ổn định nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong dài hạn.

Giá Căn Hộ TP.HCM Không Ngừng Tăng, Đặc Biệt Là Phân Khúc Cao Cấp

Chỉ trong vòng 7 năm, từ năm 2018 đến nay, giá căn hộ tại TP.HCM đã tăng vọt hơn 350%, thiết lập mặt bằng giá mới chưa từng có trong lịch sử. Từ mức trung bình khoảng 35 triệu đồng/m² vào năm 2018, hiện nay người mua nhà phải chi trả tới hơn 150 triệu đồng/m² cho những dự án cùng phân khúc. Đà tăng này vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến giấc mơ an cư tại TP.HCM ngày càng xa tầm với của nhiều người dân.

Giá Căn Hộ TP.HCM Tăng Trung Bình 15 – 20% Mỗi Năm

Dựa trên các dữ liệu thị trường từ năm 2018 đến năm 2025 cho thấy, giá căn hộ tại TP.HCM đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Theo đó, tính đến quý 1/2025, báo cáo diễn biến thị trường bất động sản nhà ở do Cushman & Wakefield công bố cho biết phân khúc căn hộ tại TP.HCM tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới, đạt 4.691 USD (gần 120 triệu đồng) mỗi mét vuông, tăng 28% so với quý trước và tăng 47% so với cùng kỳ 2024. Đây là mức giá bình quân căn hộ cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay.

Trong năm 2024, báo cáo từ Savills Việt Nam cũng thấy rằng, giá trung bình căn hộ cao cấp tại TP.HCM đạt trên dưới 100 triệu đồng/m², tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, trong giai đoạn 2018 – 2023, giá chung cư ở TP.HCM đã tăng trung bình 15-20% mỗi năm. Cụ thể, báo cáo về kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015 – 2023, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Huỳnh Thanh Khiết nói rằng, xu hướng của chung cư TP.HCM là tăng liên tục, với mức tăng trung bình khoảng 15 – 20% mỗi năm.

Như vậy, dựa trên tốc độ tăng giá trung bình hàng năm được công bố bởi các đơn vị nghiên cứu thị trường và Sở Xây dựng có thể thấy rằng, giá căn hộ tại TP.HCM trong giai đoạn 2018 – 2025 đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc nếu tính theo lãi kép. Lấy ví dụ, với mức giá trung bình khoảng 35 triệu đồng/m² vào năm 2018 và tốc độ tăng đều đặn 15% mỗi năm từ 2018 đến 2023, tăng 33% trong năm 2024 và 47% trong năm 2025 thì đến cuối năm 2025, giá căn hộ có thể đạt khoảng 158,28 triệu đồng/m². Trong vòng 7 năm, giá căn hộ tại TP.HCM đã tăng gấp khoảng 4,5 lần, tương đương mức tăng cộng dồn lên đến 352%.

Bất động sản TPHCM

Dữ liệu tổng hợp dựa trên báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM (từ 2018 đến 2023), Savills (năm 2024), Cushman & Wakefield (quý 1/2025)

Trên thực tế, từ cuối 2023 đến nay, dù thị trường bất động sản chững lại song giá căn hộ tại TP.HCM, đặc biệt là phân khúc cao cấp liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bất chấp nhiều dự báo thận trọng, mặt bằng giá chung cư quý sau luôn thiết lập mức cao mới so với quý trước.

Tốc Độ Tăng Thu Nhập Không Bắt Kịp Tốc Độ Tăng Giá Nhà

Theo các chuyên gia, tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhất là ở phân khúc trung cấp và bình dân là nguyên nhân chính khiến đà tăng giá căn hộ tại TP.HCM vẫn chưa có điểm dừng. Tốc độ tăng giá căn hộ tại TP.HCM hiện đã vượt xa khả năng tăng thu nhập của người dân, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa nhu cầu và khả năng sở hữu.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, giá nhà tăng liên tục trong các năm qua là do nguồn cung dự án nhà ở thương mại quá ít dẫn đến nguồn cung nhà ở thương mại tiếp tục khan hiếm theo quy luật "cung – cầu" với mức tăng giá căn hộ chung cư vào khoảng 15 – 20% trong giai đoạn 2015-2023. Và theo Bộ Xây dựng nhận định, với "bảng giá đất điều chỉnh" năm 2024 thì giá nhà còn có thể tăng 15-20% trong năm 2025.

Bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu Savills TP.HCM cũng cho rằng, thời gian qua, các sản phẩm sơ cấp được mở bán chủ yếu thuộc 2 trường hợp: mở bán lần đầu (một phần bảng hàng) và giai đoạn tiếp theo. Việc các giai đoạn sau tiếp tục ra hàng thời gian tới cùng sự ấm lên của thị trường thì câu chuyện giá nhà điều chỉnh giảm là khó xảy ra. Đó là chưa kể tới việc nguồn cung trên thị trường tiếp tục khan hiếm trong thời gian dài nữa.

Căn hộ La Pura

Giá căn hộ trung tâm TP.HCM liên tục leo thang hình thành xu hướng tìm đến vùng sát cạnh trung tâm giá mềm hơn chọn đầu tư, an cư

Trong quá trình bán hàng, những căn nhà bán ở giai đoạn sau thường có giá cao hơn so với những đợt mở bán trước đó. Do đó, cơ hội tiếp cận nhà ở của người dân ngày một khó khăn khi tốc độ tăng thu nhập không bắt kịp tốc độ tăng giá nhà. Trong tương lai, các dự án chung cư sơ cấp sẽ có mặt bằng giá cao vì chủ đầu tư phải tối ưu hóa lợi nhuận khi các chi phí đầu vào đều tăng cao.

Theo chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021–2030, trong 5 năm từ 2026 – 2030, khi dân số tăng lên 11,29 triệu người, TP.HCM dự kiến xây dựng thêm khoảng 57,5 triệu m² sàn nhà ở để đáp ứng nhu cầu của người dân và nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,5 m²/người. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM chỉ đạt 800 căn. Dự kiến, cả năm 2025, TP.HCM sẽ có hơn  8.600 căn hộ mở bán mới, chủ yếu tập trung tại vùng ven thành phố (báo cáo quý 1/2025 của Savills). Con số này chỉ đáp ứng được chưa đến 2% so với nhu cầu trong 5 năm tiếp theo. Điều này cho thấy nhu cầu thực đối với căn hộ tại TP.HCM vẫn còn rất lớn.

Căn hộ La Pura

Căn hộ La Pura mặt tiền đường QL13, Phường Bình Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh với giá chỉ từ 46 triệu/m2 đang được các nhà đầu tư quan tâm

Xuất hiện điểm "nóng" mới nổi của thị trường bất động sản phía Nam

VARS cho rằng, Bình Dương đã nổi lên như một "điểm nóng" của khu vực phía Nam, với lợi thế chiến lược về vị trí, kết nối trên nền tảng thị trường BĐS là điểm sáng của khu vực.

Sáp nhập TPHCM

Bản tin mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra đánh giá, thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trong giai đoạn “chuyển mình” với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn trầm lắng. 

Theo đó, từ cuối năm 2024, những nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý và các thông tin tích cực về quy hoạch, hạ tầng, giúp thanh khoản và giá bán thị trường khu vực phía Nam cải thiện đáng kể. 

Bước sang quý 1/2025, dù nguồn cung còn hạn chế, chủ yếu là hàng tồn kho với chỉ khoảng 2.000 sản phẩm mở bán mới, nhưng các dự án đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tăng đáng kể nhờ sức cầu phục hồi tích cực. Đặc biệt, sự trở lại của các nhà đầu tư từng tập trung vào thị trường miền Bắc đã chính thức xác nhận tín hiệu phục hồi. Cuối quý 1, đầu quý 2, các chủ đầu tư ra mắt dự án với tần suất dày hơn, giúp nguồn cung khu vực phục hồi và dần lấy lại vị thế trong cơ cấu nguồn cung nhà ở cả nước.

Điểm "nóng" mới nổi của khu vực phía Nam

Tuy nhiên, diễn biến giá trong khu vực vẫn cho thấy sự phân hóa. Tại TP.HCM, giá nhà cao khiến sức mua thực khó phục hồi. Thúc đẩy nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu đầu tư và để ở, dịch chuyển đến các khu vực giáp ranh, nơi có các dự án có pháp lý tốt, mức giá phù hợp, chính sách bán hàng hấp dẫn, hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện. Trong đó, Bình Dương đã nổi lên như một "điểm nóng" của khu vực phía Nam, với lợi thế chiến lược về vị trí, kết nối trên nền tảng thị trường BĐS là điểm sáng của khu vực.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trong năm 2024, trong khi thị trường BĐS tại các địa phương khác trong khu vực miền Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, thì thị trường BĐS Bình Dương đã “ấm” trở lại. Cụ thể, trong năm 2024, thị trường Bình Dương ghi nhận khoảng hơn 5.000 sản phẩm mở bán, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là sản phẩm căn hộ chung cư, có giá bán sơ cấp trung bình đạt 43 triệu/m2. Tỷ lệ hấp thụ chung đạt 74%, với hơn 90% giao dịch được đóng góp bởi phân khúc căn hộ.

Bước sang đầu năm 2025, thị trường Bình Dương ghi nhận tín hiệu phục hồi rõ nét, nhờ nguồn cung có xu hướng cải thiện từ hàng loạt dự án BĐS mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, và được gỡ vướng sau nhiều năm “đóng băng”. Đáng chú ý, đầu tháng 6, một số dự án BĐS chính thức mở bán đã tạo "ấn tượng" lớn với khoảng 70% bảng hàng được giao dịch sau một thời gian ngắn mở bán.

Sáp nhập TPHCM

Bước sang năm 2025, thị trường Bình Dương ghi nhận tín hiệu phục hồi rõ nét.

Việc hàng loạt dự án được ra mắt trước các tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, hạ tầng và quy hoạch, càng kích thích nhu cầu đầu tư sau giai đoạn "nén", mở ra cơ hội để thị trường bước vào chu kỳ bùng nổ mới. Trong đó, phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực tại khu vực giáp ranh TP.HCM, bao gồm thành phố Mới Bình Dương, Thuận An và Dĩ An, là tâm điểm.

Theo đó, thị trường BĐS Bình Dương có nhiều lợi thế sẵn có để phát triển BĐS. Bình Dương được biết đến là “thủ phủ công nghiệp” với hàng loạt khu công nghiệp quy mô lớn như VSIP, Sóng Thần, Mỹ Phước. Tuy nhiên, vai trò của Bình Dương đang có xu hướng mở rộng nhanh chóng, không chỉ là đô thị chất lượng cao cho lực lượng lao động trí thức làm việc tại khu vực, mà còn là bệ đỡ hạ tầng nhà ở cho TP.HCM, khi quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm.

Các khu vực như Dĩ An, Thuận An - hai đô thị cửa ngõ tiếp giáp với TP. Thủ Đức, TP.HCM đang dẫn dắt xu hướng này. Không chỉ sở hữu hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện (quốc lộ 12, metro số 1, Vành đai 3,...), khu vực này còn ghi nhận làn sóng phát triển các khu đô thị tích hợp, các dự án cao tầng chất lượng cao, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế, với mức giá thấp hơn 20-30% so với khu vực giáp ranh - khu Đông TP.HCM và các dự án có vị trí tương đương trong đô thị vệ tinh Hà Nội.

Cú huých mạnh mẽ về quy hoạch, hạ tầng

Ngoài các lợi thế sẵn có, thị trường Bình Dương đang đứng trước cơ hội lớn để bước vào chu kỳ mới, nhờ các cú huých mạnh mẽ về quy hoạch, hạ tầng. Đáng chú ý là đề án sáp nhập ba địa phương: TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa - Vũng Tàu và chủ trương hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Thủ Đức.

Thứ nhất, Sở Tài chính TP.HCM vừa đề xuất xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. Thủ Đức. Trung tâm này dự kiến sẽ tập trung các định chế tài chính, tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp công nghệ và văn phòng đại diện quốc tế. Với định hướng ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ, hạn chế nhà ở tại Thủ Đức, nhu cầu sinh sống, an cư cho hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư, nhà quản lý sẽ lan tỏa sang khu vực giáp ranh. Và các đô thị trung tâm phía Nam Bình Dương như Dĩ An, Thuận An, nơi chỉ cách trung tâm Thủ Đức 20-30 phút di chuyển sẽ là khu vực hưởng lợi đầu tiên.

Việc hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế này, không chỉ đặt ra yêu cầu về nguồn cung nhà ở cao cấp, đa dạng loại hình, mà còn kéo theo nhu cầu phát triển đồng bộ hệ sinh thái hạ tầng, tiện ích, thương mại - dịch vụ xung quanh tăng tương ứng. Là khu vực giáp ranh trực tiếp, Bình Dương sẽ được hưởng lợi lớn từ việc nâng cấp đô thị. Đồng thời, với lợi thế là thủ phủ công nghiệp của khu vực phía Nam, BĐS công nghiệp của Bình Dương cũng sẽ được hưởng lợi kép từ nhu cầu về hạ tầng hậu cần, kho vận cho các doanh nghiệp tài chính - công nghệ, logistic toàn cầu.

Thứ hai, việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đều nằm trong nhóm có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, không chỉ tái cấu trúc mạnh mẽ về hạ tầng và không gian phát triển vùng, mà còn tạo ra một “siêu vùng” phát triển với hiệu ứng cộng hưởng theo cấp số nhân, nơi mỗi địa phương không những phát huy lợi thế riêng mà còn bổ trợ và nâng tầm giá trị cho nhau. Bình Dương, vốn là trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam, sẽ được tiếp thêm động lực nhờ khả năng tiếp cận trực tiếp với hệ thống cảng nước sâu, du lịch biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu và hạ tầng dịch vụ - tài chính - thương mại của TP.HCM.

Từ đó thu hút dòng vốn đầu tư và dân cư chất lượng cao, kéo theo dân số và nhu cầu nhà ở gia tăng nhanh, nhất là nhu cầu nhà ở cao cấp của lực lượng chuyên gia, tầng lớp trung lưu và dân cư có thu nhập cao. Nhu cầu này sẽ mở rộng nhanh chóng từ vùng lõi trung tâm TP.HCM ra các khu vực đô thị vệ tinh.

Thứ ba, việc sáp nhập sẽ tạo ra một hệ thống hạ tầng liên thông, đồng bộ, từ đó nâng cao hiệu quả kết nối vùng và liên vùng. Các tuyến hạ tầng giao thông chiến lược như vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Metro kết nối TP.HCM tới Bình Dương,... sẽ không chỉ đóng vai trò giao thông đơn thuần, mà còn trở thành trục phát triển đô thị, công nghiệp và thương mại. Khi hạ tầng phát triển đồng bộ, ranh giới hành chính sẽ bị xóa mờ, thị trường BĐS Bình Dương, nhất là khu vực giáp ranh TP.HCM sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giãn dân, phân bổ lại dân cư và dòng vốn đầu tư.

Hơn thế nữa, việc sáp nhập giúp các địa phương thống nhất quy chuẩn phát triển, quy hoạch đô thị, cơ chế xét duyệt dự án, định giá đất, quy trình đầu tư, tạo sự đồng bộ và minh bạch, giúp các nhà phát triển tăng tốc triển khai, bung hàng ra thị trường.

Trên cơ sở đó, mặt bằng giá BĐS nhà ở tại Bình Dương, đặc biệt là phân khúc căn hộ phục vụ nhu cầu ở thực tại khu vực giáp ranh TP.HCM, sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do nhu cầu gia tăng từ hàng loạt cú hích chính sách, hạ tầng và quy hoạch kể trên, cùng với tác động trực tiếp từ biến động chi phí đầu vào. Cụ thể, thời gian gần đây, một số dự án tại Bình Dương đã được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xác định tiền sử dụng đất, với mức phê duyệt cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước. Điều này khiến các chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giá bán sơ cấp tăng lên nhằm bảo toàn biên lợi nhuận.

Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, khi nhiều dự án từng bị "treo pháp lý" đang dần được tháo gỡ theo hướng tương tự. Bên cạnh đó, các dự án mới được chấp thuận đầu tư cũng sẽ phải đối mặt với mặt bằng chi phí tài chính tăng lên theo bảng giá đất mới, tạo áp lực lên mức giá sơ cấp ngay từ giai đoạn triển khai đầu tiên. Các dự án có giá bán cao hơn vẫn sẽ được hấp thụ tốt khi đáp ứng nhu cầu ở thực, nhờ lực đẩy từ xu hướng giãn dân đô thị, dòng vốn dịch chuyển về vùng ven và nhu cầu của lực lượng chuyên gia tại các khu công nghiệp và trung tâm tài chính quốc tế dự kiến thành lập. Từ đó, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn cho toàn khu vực.

Căn hộ La Pura

Căn hộ La Pura mặt tiền đường QL13 lièn kề Aeon Mall và Lotte Mart, thanh toán chỉ 10% nhận nhà

 

TP HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD xây trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM dự kiến đầu tư khoảng 172.000 tỷ đồng xây trung tâm tài chính quốc tế tại quận 1 và Thủ Thiêm, ưu tiên triển khai khu lõi 9,2 ha trong giai đoạn đầu.

Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, UBND TP HCM cho biết trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam tại thành phố được quy hoạch ở quận 1 và khu đô thị Thủ Thiêm, với tổng diện tích 783 ha. Trong đó, diện tích mặt đất chiếm 719 ha, phần còn lại là mặt sông Sài Gòn rộng 64 ha. Giai đoạn đầu, khu lõi rộng 9,2 ha tại Thủ Thiêm sẽ được ưu tiên triển khai, là nơi đặt trụ sở các cơ quan quản lý, giám sát và tài phán chuyên trách lĩnh vực tài chính.

Tổng vốn đầu tư sơ bộ của toàn bộ dự án dự kiến khoảng 172.000 tỷ đồng (tương đương 7 tỷ USD). Riêng khu lõi cần khoảng 16.000 tỷ đồng triển khai trong 2-3 năm đầu, trong đó 2.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để xây trụ sở cơ quan nhà nước. Phần còn lại dự kiến huy động từ các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Hiện TP HCM đang hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Bất động sản khu đô thị Thủ Thiêm, khu vực ven sông Sài Gòn

Bên cạnh việc chuẩn bị hạ tầng và cơ chế, TP HCM cũng đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho trung tâm tài chính quốc tế, tập trung vào khung năng lực, tiêu chí tuyển dụng và phương án huy động nhân sự chất lượng cao. Thành phố dự thảo 5 chương trình đào tạo khung triển khai từ năm 2025, đồng thời cử cán bộ khảo sát mô hình vận hành trung tâm tài chính tại Anh, Hong Kong, Trung Quốc đại lục và Kazakhstan để học hỏi kinh nghiệm phù hợp thực tiễn.

UBND TP HCM cho biết trung tâm tài chính quốc tế là dự án trọng điểm, đóng vai trò thúc đẩy phát triển thị trường tài chính trong nước và nâng cao vị thế thành phố trong khu vực.

Dự thảo Nghị quyết phát triển trung tâm tài chính quốc tế đang được trình Quốc hội. Theo đó, Việt Nam sẽ phát triển một trung tâm tài chính quốc tế, nhưng đặt tại hai thành phố là TP HCM và Đà Nẵng. Trong đó, TP HCM được định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ toàn diện như thị trường ngân hàng, vốn gắn với dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ... Các cơ chế thử nghiệm (sandbox) về fintech, đổi mới sáng tạo, sàn giao dịch chuyên biệt, hàng hóa phái sinh.

Chính phủ đặt mục tiêu trung tâm tài chính TP HCM sẽ đi vào vận hành từ năm 2025 và hoàn thành trong 5 năm. Đầu năm nay, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 29 thành viên do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm Trưởng ban để đẩy nhanh tiến độ. Dự án được kỳ vọng góp phần vào tăng trưởng dài hạn, tạo động lực thu hút dòng vốn FDI và nhà đầu tư quốc tế đến với TP HCM.

36 xã, phường Bình Dương thay biển tên thể hiện thuộc TP.HCM, dự kiến nhân sự

Biển tên nhiều xã, phường ở Bình Dương đã thể hiện thuộc TP.HCM mới, nhân sự cũng đã được dự kiến, chờ chính thức hợp nhất với TP.HCM.

Trụ sở Phường Bình Dương

Trụ sở UBND phường Bình Dương đã có biển tên với dòng địa chỉ mới thuộc TP.HCM

Ngày 21-6, theo ghi nhận tại nhiều xã, phường mới tại Bình Dương đã hoàn thành việc thay biển tên thể hiện thuộc TP.HCM. Đồng thời nhân sự 36 xã, phường sau sáp nhập của Bình Dương cũng đã được dự kiến, sẽ chính thức có quyết định khi sáp nhập với TP.HCM.

Tại trụ sở phường Bình Dương (sáp nhập từ 4 phường cũ là Hòa Phú, Phú Tân, Phú Mỹ, Phú Chánh), phía dưới tên "UBND phường Bình Dương" là dòng chữ địa chỉ đã được cập nhật thuộc TP.HCM.

"Đường Võ Nguyên Giáp, khu phố 1, phường Bình Dương, TP.HCM" là dòng địa chỉ trụ sở của phường Bình Dương mới. Nhiều người dân địa phương còn khá bỡ ngỡ, nhưng cũng hứng thú với cách gọi địa giới hành chính này.

Trong dòng địa chỉ, địa danh trước đây là cấp huyện "thành phố Thủ Dầu Một" đã không còn. Đồng thời địa danh cấp tỉnh đã đổi từ "tỉnh Bình Dương" sang "thành phố Hồ Chí Minh".

Tương tự, tại các trụ sở, điểm tiếp nhận dịch vụ công tại Bình Dương trước đây vốn là cấp huyện, thành phố thì nay đã đổi tên, gắn biển tên trở thành các phường Thủ Dầu Một, xã Bàu Bàng, phường Thuận An…

Theo báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm 36 trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, phường tại Bình Dương, có tổng cộng 718 thủ tục hành chính được thực hiện tại cấp xã, phường. Trung bình mỗi xã, phường có khoảng 12 - 15 nhân sự hành chính công.

Ngoài ra còn có cán bộ của văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ cấp sở được cử xuống các trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục trong lĩnh vực đất đai.

Tính trong ba ngày vận hành thử nghiệm (từ 16 đến 19-6), đã có hơn 19.000 hồ sơ được tiếp nhận tại 36 xã, phường mới của Bình Dương. Trong đó đã có hơn 70% hồ sơ trả kết quả, còn lại được chuyển cho phòng ban chuyên môn tiếp tục xử lý.

Về nhân sự cho 36 xã, phường mới, tại hội nghị sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp được tổ chức ngày 20-6, Tỉnh ủy Bình Dương đã công bố các nhân sự vận hành thử nghiệm tại 36 xã, phường mới.

Các quyết định bổ nhiệm chính thức sẽ được công bố sau, sẵn sàng để các xã, phường chính thức đi vào hoạt động, sáp nhập với TP.HCM từ ngày 1-7-2025.

TP Thủ Đức sẽ thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức vừa công bố 9 đồ án phân khu 1/2000, khẩn trương xây dựng các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, tiến tới thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ ngày 1-1-2026.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được và Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư

Sáng 23-6, UBND TP Thủ Đức đã tổ chức hội nghị công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tham dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được.

Phát biểu công bố 9 đồ án quy hoạch, ông Hoàng Tùng - chủ tịch UBND TP Thủ Đức - cho rằng các đồ án không chỉ phân định rõ không gian phát triển các khu chức năng, 11 trọng điểm phát triển chiến lược tại TP Thủ Đức, mà còn là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng phát triển trong giai đoạn mới khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, và kim chỉ nam định hướng phát triển không gian phát triển cho các lĩnh vực dịch vụ, đào tạo, tài chính, công nghệ cao, logistics, cảng biển và đổi mới sáng tạo gắn với liên kết vùng Đông Nam Bộ, trong đó trọng tâm là trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.

"TP Thủ Đức sau ngày 1-7 thành 12 phường mới sẽ trở thành nơi đáng sống, đáng đầu tư và điểm đến đầy tiềm năng trên bản đồ phát triển đô thị, khu vực và quốc tế", ông Tùng nói.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu 1/2000

Thời gian tới, TP Thủ Đức thành 12 phường sẽ phối hợp với các sở ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương lập và phủ kín các đồ án chi tiết 1/500. 

Theo ông Tùng, đây sẽ là cơ sở quan trọng trong quản lý xây dựng, điều hành phát triển đô thị và tiến tới miễn giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ. 

Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2025 sẽ có những khu vực tại TP Thủ Đức được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và thí điểm miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ từ 1-1-2026.

TP Thủ Đức cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công và hợp tác công tư, đặc biệt là những công trình giao thông trọng điểm như mở rộng quốc lộ 13, tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, đường nối D1 - Khu công nghệ cao, đường kết nối vành đai 2 với cao tốc TP.HCM - Chơn Thành... Ngoài ra, tập trung phát triển các tuyến đường sắt đô thị và liên vùng, kết nối Thủ Đức với trung tâm TP.HCM.

Nhân dịp này, UBND TP Thủ Đức đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 21 dự án phát triển nhà ở, được triển khai trong 6 tháng đầu năm 2025 với tổng vốn đăng ký hơn 54.000 tỉ đồng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được hoan nghênh nhà đầu tư đến TP Thủ Đức

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Được - chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP.HCM đã xác định chiến lược phát triển của TP trong hiện tại và tương lai (1-4-1).

Cụ thể, 1 là hạ tầng đồng bộ hiện đại, trong đó có hạ tầng cơ bản, hạ tầng giao thông và hạ tầng số. 4 là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), big data, đổi mới sáng tạo. 1 là thành phố giáo dục và y tế chất lượng cao.

Trong đó, ông Được cho rằng TP Thủ Đức tương lai là 12 phường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện chiến lược này.

Sau buổi công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu, Chủ tịch UBND TP.HCM hoan nghênh các nhà đầu tư tin tưởng đến TP Thủ Đức làm cứ điểm làm ăn, sinh sống, cùng góp phần cho sự phát triển của TP Thủ Đức và TP.HCM.

"Sắp tới, TP Thủ Đức sẽ sắp xếp thành 12 phường, kết thúc mô hình hoạt động cấp quận huyện. Đây không phải là kết thúc mà là mở đầu cho thời kỳ mới trong phát triển đô thị của TP HCM, trong đó có vị trí, vai trò quan trọng của khu vực TP Thủ Đức", ông Được nói và mong muốn các nhà đầu tư tiếp tục đồng hành xây dựng, phát triển khu vực TP Thủ Đức.

9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000:

Bản đồ quy hoạch 9 phân khu TP Thủ Đức

Phân khu 1 thuộc phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền, một phần các phường An Khánh, phường An Phú với diện tích 1.807ha, dân số 332.500 người, định hướng phát triển chính là trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.

Phân khu 2 thuộc các phường Hiệp Bình Chánh và một phần các phường Linh Đông, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Tam Bình với diện tích 2.042ha, dân số 270.000 người, có định hướng phát triển chính là trung tâm đô thị mới Trường Thọ.

Phân khu 3 thuộc các phường Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Linh Trung, Bình Chiểu, Linh Xuân và một phần các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước với diện tích 2.468ha, dân số 440.000 người, có định hướng chính là phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM.

Phân khu 4 thuộc phường Long Bình và một phần các phường Tân Phú, phường Long Thạnh Mỹ với diện tích 2.945ha, dân số 280.442 người, có định hướng chính là Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc theo hướng công viên công cộng, công viên chuyên đề kết hợp du lịch sinh thái.

Phân khu 5 thuộc phường Long Phước và một phần các phường Trường Thạnh, phường Long Trường với diện tích 3.425ha, dân số 210.000 người, có định hướng chính là phát triển khu đô thị tri thức gắn với hạt nhân là các viện - trường, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu tại khu vực Long Phước. (Đông Tăng Long)

Phân khu 6 thuộc một phần các phường Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, Bình Trưng Đông, Phú Hữu với diện tích 1.587ha, dân số 127.500 người, có định hướng chính là trung tâm dịch vụ cảng, công nghiệp và logistics của TP.HCM và các khu đô thị lân cận.

Phân khu 7 thuộc phường Bình Trưng Tây và một phần các phường An Khánh, An Phú, Phú Hữu, Bình Trưng Đông, Cát Lái, Phước Long B, Thạnh Mỹ Lợi với diện tích 1.748ha, dân số 300.000 người, có định hướng chính phát triển khu đô thị hỗn hợp đa chức năng trên dọc tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường Võ Chí Công.

Phân khu 8 thuộc các phường Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình và một phần các phường An Phú, Tăng Nhơn Phú B, Phú Hữu với diện tích 1.195ha, dân số 248.000 người, có định hướng chính phát triển chính là Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc kết hợp chức năng công viên công cộng cấp đô thị và các chức năng dịch vụ, trở thành một trong các khu động lực phát triển của thành phố.

Phân khu 9 thuộc các phường Hiệp Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, phường Tăng Nhơn Phú B và một phần các phường Phước Long B, phường Tân Phú, phường Long Thạnh Mỹ, phường Trường Thạnh, phường Long Trường, phường Phú Hữu với diện tích 2.222ha, dân số 345.000 người, có định hướng phát triển chính là chỉnh trang, khuyến khích tái thiết các khu dân cư hiện hữu, hình thành các khu phức hợp đa chức năng dọc các trục giao thông chính gắn với giao thông công cộng như Võ Nguyên Giáp - Xa lộ Hà Nội, vành đai 2, vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

 

Sun Group ra mắt ba tòa tháp bên biển Vũng Tàu

Sun Property giới thiệu các tòa tháp cao tầng thuộc phân khu Blanca, dự án Blanca City với tầm nhìn hướng biển Bãi Sau và công viên nước Sun World 15 ha.

Phân khu gồm 6 tòa tháp. 3 trong số này được Sun Property giới thiệu ra thị trường. Các tòa tháp do Aedas - đơn vị kiến trúc hàng đầu thế giới thiết kế. Từ dấu ấn giao thoa của ba nền văn hóa Pháp, Bồ Đào Nha và Việt Nam, các tòa tháp Blanca mang hình ảnh cánh buồm no gió vươn khơi, tông trắng kết hợp với đường cong tạo nên hiệu ứng thị giác như đang chuyển động. Theo chủ đầu tư, các tòa tháp đại diện cho tinh thần tự do, phóng khoáng nhưng thanh lịch, như triết lý "Back to White" mà đơn vị theo đuổi.

Blanca City

Phối cảnh Blanca City kề bên biển Bãi Sau, Vũng Tàu

100% căn hộ tại 6 tòa tháp có tầm nhìn ra biển cùng tiêu chuẩn bàn giao đầy đủ nội thất (không bao gồm đồ điện tử, riêng căn Duplex bàn giao thô). Nội thất các căn hộ được "chấp bút" bởi đơn vị thiết kế nổi tiếng của Singapore Ong & Ong, tái hiện hành trình văn hóa. Căn studio gợi hình con tàu vượt đại dương với màu xanh biển và họa tiết địa phương. Căn một và hai phòng ngủ theo concept "lưới đầy" mang tinh thần lạc quan của ngư dân với gam màu nhẹ nhàng...

Theo chủ đầu tư, tiêu chuẩn này phù hợp cho mục tiêu kép đầu tư và nghỉ dưỡng. Loại hình sản phẩm cũng đa dạng, từ studio thiết kế trẻ trung, căn hộ 1-2 phòng ngủ cho đến duplex 2 tầng - tất cả đều có logia riêng và tầm nhìn đắt giá. "Cư dân có thể đón trọn nắng vàng cùng sắc xanh đại dương hoặc toàn cảnh Sun World Vũng Tàu - công viên nước đa năng quy mô 15 ha đậm chất nhiệt đới", chủ đầu tư mô tả.

Cư dân Blanca được thụ hưởng chuỗi tiện ích nội khu theo chuẩn nghỉ dưỡng, từ hồ bơi hướng biển, lounge, skybar, khu thể thao, nhà hàng cho tới kid zone, gym - spa, đường dạo bộ trên cao... Đặc biệt, bãi biển riêng dài gần 1 km cùng beach club mang đến trải nghiệm "nghỉ dưỡng ngay thềm nhà".

Blanca City

Kiến trúc Blanca City là giao thoa của ba nền văn hóa Pháp, Bồ Đào Nha và Việt Nam

Liền kề phân khu là trung tâm thương mại mặt biển cùng chuỗi khách sạn vận hành bởi đơn vị quốc tế, tạo nên quần thể sống - nghỉ dưỡng - mua sắm - giải trí all-in-one (tất cả trong một).

Trải khắp dự án và bao quanh các tòa tháp Blanca là hệ thống công viên cảnh quan lấy cảm hứng từ huyền thoại Cá Ông, kết hợp giữa nghệ thuật và di sản bản địa. Các công viên như Whale Park, Central Park hay Coastal Park tái hiện hình ảnh đại dương bằng ngôn ngữ kiến trúc và cảm xúc thị giác. Cùng với đó các công viên Sea Soul Park, Green Park 1,2,3; Sport Park đem đến không gian xanh, khu thể thao, sân chơi chủ đề, là hành trình kết nối giữa con người - biển cả - văn hóa Vũng Tàu.

"3 tòa căn hộ B1, B2, B3 sẽ trao những cơ hội đầu tiên để khách hàng trở thành chủ nhân của sản phẩm đầu tư - nghỉ dưỡng, đồng thời sở hữu cả hệ tiện ích mà đô thị biển kiểu mẫu Blanca City mang lại", đại diện Sun Property khẳng định.

Blanca City

Ban công căn hộ tại Blanca với tầm nhìn ra biển và công viên nước Sun World Vũng Tàu

Cũng theo đại diện Sun Property, căn hộ Blanca kỳ vọng hấp dẫn giới thành đạt phía Nam. "Những người này đang tìm kiếm một sản phẩm căn hộ thời thượng nằm trong các tòa tháp uy nghi, có kiến trúc biểu tượng và định hình phong cách sống mới hiện đại giữa lòng đô thị biển", vị này nói thêm.

Blanca City có quy mô hơn 96 ha, di chuyển thuận tiện tới khu vực và cả nước qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự kiến hoàn thành 2025), quốc lộ 51 (dự kiến nâng cấp lên 6-8 làn xe), sân bay quốc tế Long Thành. Với việc Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập TP HCM, Blanca City có nhiều lợi thế để tăng trưởng dài hạn, trở thành nơi ở - đầu tư - nghỉ dưỡng.

Chi tiết trụ sở các phường, xã mới sau sáp nhập 2025 ở Bình Dương

Ngày 22/4, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp lần thứ 92 thông qua dự thảo tờ trình, đề án và nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương năm 2025.

Sap nhập Phường Xã Bình Dương

Theo phương án sắp xếp có 36 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính bảo đảm các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

ĐVHC cấp xã sau sắp xếp đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.

Theo đề án sắp xếp, từ 91 xã, phường sau sáp nhập có 36 ĐVHC, trong đó có 24 phường, 12 xã. 36 ĐVHC cấp xã đều đạt và vượt các chuẩn quy định theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Theo đề án, phường Dĩ An trở thành phuờng có quy mô dân số đông nhất, với 227.817 người/diện tích tự nhiên là 21,375 km2; xếp thứ hai về quy mô dân số là phường An Phú với 162.930 người/diện tích tự nhiên là 16,851 km2.

Trong khi đó, xã Phú Giáo là đơn vị có diện tích tự nhiên rộng nhất với 192,833 km2, quy mô dân số là 42.739 người; xếp thứ hai là xã Dầu Tiếng với diện tích 182,685 km2, có quy mô dân số là 39.056 người.

Phường Thới Hòa là phường duy nhất đủ tiêu chuẩn về quy mô diện tích, dân số nên giữ nguyên hiện trạng với diện tích tự nhiên là 37,930 km2, quy mô dân số là 79.601 người.

Chi tiết tên gọi 36 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương sau sắp xếp (theo đề án) như sau:

1. Thành lập phường Đông Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Bình An, Bình Thắng, Đông Hòa, trụ sở đặt tại phường Đông Hòa.

2. Thành lập phường Dĩ An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Dĩ An, An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long, Đông Tác thuộc phường Tân Đông Hiệp, trụ sở đặt tại UBND thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An).

3. Thành lập phường Tân Đông Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường Tân Bình và các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An thuộc phường Tân Đông Hiệp; Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ thuộc phường Thái Hòa, trụ sở đặt tại phường Tân Bình.

4. Thành lập phường Thuận An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã An Sơn và các phường: Hưng Định, An Thạnh, trụ sở đặt tại phường Hưng Định.

5. Thành lập phường Thuận Giao trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn.

6. Thành lập phường Bình Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Bình Hòa và các khu phố Trung, Đông, Phú Hội thuộc phường Vĩnh Phú, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa. (Căn hộ La Pura)

7. Thành lập phường Lái Thiêu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Lái Thiêu, Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây thuộc phường Vĩnh Phú, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thuận An).

8. Thành lập phường An Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B thuộc phường Bình Chuẩn, trụ sở đặt tại phường An Phú.

9. Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Chánh, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

10. Thành lập phường Chánh Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Định Hòa, Tương Bình Hiệp và các khu phố: 6, 8, 9 thuộc phường Hiệp An; Chánh Lộc 3, Chánh Lộc 4, Chánh Lộc 5, Chánh Lộc 6, Mỹ Hảo 1, Mỹ Hảo 2 thuộc phường Chánh Mỹ, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp.

11. Thành lập phường Thủ Dầu Một trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và các khu phố: 1, 2, 3, 4 thuộc phường Hiệp Thành; Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 thuộc phường Chánh Mỹ, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thủ Dầu Một (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

12. Thành lập phường Phú Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Lợi, Phú Hòa và các khu phố: 5, 6, 7, 8 thuộc phường Hiệp Thành, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa.

13. Thành lập phường Vĩnh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Tân Bình và phường Vĩnh Tân, trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân.

14. Thành lập phường Bình Cơ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Mỹ và phường Hội Nghĩa, trụ sở đặt tại phường Bình Mỹ.

15. Thành lập phường Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Bạch Đằng, Tân Lập và các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương thuộc xã Tân Mỹ và phường Uyên Hưng, trụ sở đặt tại UBND thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của Tân Uyên).

16. Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Khánh Bình, Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Hiệp.

17. Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thạnh Hội và các phường: Thạnh Phước, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp và các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước thuộc phường Thái Hòa, trụ sở đặt tại phường Thái Hòa.

18. Thành lập phường Phú An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Phú An, phường Tân An và các khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 7 thuộc phường Hiệp An, trụ sở đặt tại phường Hiệp An.

19. Thành lập phường Tây Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các ấp: Kiến An, Hố Cạn thuộc xã An Lập; Chợ, Lâm Vồ, Gò Mối, Xóm Lẫm, Xóm Bưng, Xóm Bến, Suối Cát, Lê Danh Cát, Bưng Còng, Rạch Kiến thuộc xã Thanh Tuyền và phường An Tây, trụ sở đặt tại phường An Tây.

20. Thành lập phường Long Nguyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Long Nguyên, phường An Điền và khu phố 1 thuộc phường Mỹ Phước, trụ sở đặt tại phường An Điền.

21. Thành lập phường Bến Cát trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Tân Hưng, Lai Hưng và các khu phố 2, 3, 4, 5 thuộc phường Mỹ Phước, trụ sở đặt tại UBND thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm của Bến Cát).

22. Thành lập phường Chánh Phú Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hưng Hòa và phường Chánh Phú Hòa, trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa.

23. Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

24. Thành lập phường Hòa Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Tân Định, Hòa Lợi, trụ sở đặt tại phường Hòa Lợi.

25. Thành lập xã Bắc Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Đất Cuốc, Tân Định và thị trấn Tân Thành, trụ sở đặt tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của Bắc Tân Uyên).

26. Thành lập xã Thường Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm và các ấp: 1, Giáp Lạc thuộc xã Tân Mỹ, trụ sở đặt tại xã Thường Tân.

27. Thành lập xã An Long trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Linh, An Long, Tân Long, trụ sở đặt tại xã An Long.

28. Thành lập xã Phước Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Thái, Phước Sang, Tân Hiệp, trụ sở đặt tại xã Phước Sang.

29. Thành lập xã Phước Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Vĩnh Hòa, Phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột thuộc xã Tam Lập, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa.

30. Thành lập xã Phú Giáo trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm thuộc xã Tam Lập; xã An Bình và thị trấn Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại UBND huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm của Phú Giáo).

31. Thành lập xã Trừ Văn Thố trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng thuộc thị trấn Lai Uyên, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố.

32. Thành lập xã Bàu Bàng trên cơ sở trên cơ sở diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Lai Uyên (trừ khu phố Bàu Lòng), trụ sở đặt tại UBND huyện Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của Bàu Bàng).

33. Thành lập xã Minh Thạnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Minh Hòa và các ấp: Tân Bình, Tân Thanh, Tân Phú, Tân Đức, Tân Tiến thuộc xã Minh Tân; Cây Liễu, Đồng Sơn, Đồng Bé, Lò Gạch, Tân Minh thuộc xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa.

34. Thành lập xã Long Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Long Tân, Long Hòa và các ấp: Tân Định thuộc xã Minh Tân; Căm Xe, Cần Đôn thuộc xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Long Hòa.

35. Thành lập xã Dầu Tiếng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Định An, Định Thành và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước thuộc xã Định Hiệp và thị trấn Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại UBND huyện Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của Dầu Tiếng).

36. Thành lập xã Thanh An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thanh An và các ấp: Đường Long thuộc xã Thanh Tuyền; Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương thuộc xã Định Hiệp; Bàu Khai, Chót Đồng, Phú Bình, Đất Đỏ, Hàng Nù thuộc xã An Lập, trụ sở đặt tại xã Thanh An.

Sap nhập Phường Xã Bình Dương

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp, cụ thể như sau:

(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:

- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì Chính phủ báo cáo UBTVQH hội xem xét, quyết định.

(4) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

Như vậy, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo đúng đề án, cụ thể là thực hiện theo điểm b, điểm c khoản 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên.

Tin Tức