Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà rịa vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà rịa vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

Sun Group ra mắt ba tòa tháp bên biển Vũng Tàu

Sun Property giới thiệu các tòa tháp cao tầng thuộc phân khu Blanca, dự án Blanca City với tầm nhìn hướng biển Bãi Sau và công viên nước Sun World 15 ha.

Phân khu gồm 6 tòa tháp. 3 trong số này được Sun Property giới thiệu ra thị trường. Các tòa tháp do Aedas - đơn vị kiến trúc hàng đầu thế giới thiết kế. Từ dấu ấn giao thoa của ba nền văn hóa Pháp, Bồ Đào Nha và Việt Nam, các tòa tháp Blanca mang hình ảnh cánh buồm no gió vươn khơi, tông trắng kết hợp với đường cong tạo nên hiệu ứng thị giác như đang chuyển động. Theo chủ đầu tư, các tòa tháp đại diện cho tinh thần tự do, phóng khoáng nhưng thanh lịch, như triết lý "Back to White" mà đơn vị theo đuổi.

Blanca City

Phối cảnh Blanca City kề bên biển Bãi Sau, Vũng Tàu

100% căn hộ tại 6 tòa tháp có tầm nhìn ra biển cùng tiêu chuẩn bàn giao đầy đủ nội thất (không bao gồm đồ điện tử, riêng căn Duplex bàn giao thô). Nội thất các căn hộ được "chấp bút" bởi đơn vị thiết kế nổi tiếng của Singapore Ong & Ong, tái hiện hành trình văn hóa. Căn studio gợi hình con tàu vượt đại dương với màu xanh biển và họa tiết địa phương. Căn một và hai phòng ngủ theo concept "lưới đầy" mang tinh thần lạc quan của ngư dân với gam màu nhẹ nhàng...

Theo chủ đầu tư, tiêu chuẩn này phù hợp cho mục tiêu kép đầu tư và nghỉ dưỡng. Loại hình sản phẩm cũng đa dạng, từ studio thiết kế trẻ trung, căn hộ 1-2 phòng ngủ cho đến duplex 2 tầng - tất cả đều có logia riêng và tầm nhìn đắt giá. "Cư dân có thể đón trọn nắng vàng cùng sắc xanh đại dương hoặc toàn cảnh Sun World Vũng Tàu - công viên nước đa năng quy mô 15 ha đậm chất nhiệt đới", chủ đầu tư mô tả.

Cư dân Blanca được thụ hưởng chuỗi tiện ích nội khu theo chuẩn nghỉ dưỡng, từ hồ bơi hướng biển, lounge, skybar, khu thể thao, nhà hàng cho tới kid zone, gym - spa, đường dạo bộ trên cao... Đặc biệt, bãi biển riêng dài gần 1 km cùng beach club mang đến trải nghiệm "nghỉ dưỡng ngay thềm nhà".

Blanca City

Kiến trúc Blanca City là giao thoa của ba nền văn hóa Pháp, Bồ Đào Nha và Việt Nam

Liền kề phân khu là trung tâm thương mại mặt biển cùng chuỗi khách sạn vận hành bởi đơn vị quốc tế, tạo nên quần thể sống - nghỉ dưỡng - mua sắm - giải trí all-in-one (tất cả trong một).

Trải khắp dự án và bao quanh các tòa tháp Blanca là hệ thống công viên cảnh quan lấy cảm hứng từ huyền thoại Cá Ông, kết hợp giữa nghệ thuật và di sản bản địa. Các công viên như Whale Park, Central Park hay Coastal Park tái hiện hình ảnh đại dương bằng ngôn ngữ kiến trúc và cảm xúc thị giác. Cùng với đó các công viên Sea Soul Park, Green Park 1,2,3; Sport Park đem đến không gian xanh, khu thể thao, sân chơi chủ đề, là hành trình kết nối giữa con người - biển cả - văn hóa Vũng Tàu.

"3 tòa căn hộ B1, B2, B3 sẽ trao những cơ hội đầu tiên để khách hàng trở thành chủ nhân của sản phẩm đầu tư - nghỉ dưỡng, đồng thời sở hữu cả hệ tiện ích mà đô thị biển kiểu mẫu Blanca City mang lại", đại diện Sun Property khẳng định.

Blanca City

Ban công căn hộ tại Blanca với tầm nhìn ra biển và công viên nước Sun World Vũng Tàu

Cũng theo đại diện Sun Property, căn hộ Blanca kỳ vọng hấp dẫn giới thành đạt phía Nam. "Những người này đang tìm kiếm một sản phẩm căn hộ thời thượng nằm trong các tòa tháp uy nghi, có kiến trúc biểu tượng và định hình phong cách sống mới hiện đại giữa lòng đô thị biển", vị này nói thêm.

Blanca City có quy mô hơn 96 ha, di chuyển thuận tiện tới khu vực và cả nước qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự kiến hoàn thành 2025), quốc lộ 51 (dự kiến nâng cấp lên 6-8 làn xe), sân bay quốc tế Long Thành. Với việc Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập TP HCM, Blanca City có nhiều lợi thế để tăng trưởng dài hạn, trở thành nơi ở - đầu tư - nghỉ dưỡng.

Bà Rịa - Vũng Tàu, cửa ngõ biển của du lịch quốc tế

Không rực rỡ như những phố cảng trăm năm tuổi, không ồn ào như những bến tàu du lịch sầm uất của châu Á, nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã, đang lặng lẽ định hình một tương lai lớn: Trở thành điểm đến đón tàu khách quốc tế hàng đầu khu vực phía Nam, một “cửa ngõ biển” thực thụ của ngành du lịch quốc gia.

Những lợi thế ít nơi nào có được

“TP Vũng Tàu có những lợi thế mà ở Việt Nam ít nơi nào có được, đặc biệt là khí hậu với gần 360 ngày nắng trong năm”, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Cty Tập đoàn BRG khẳng định trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh BR-VT vào ngày 11/6 vừa qua.

Theo bà Nga, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp. “Vũng Tàu nói riêng, BR-VT nói chung sở hữu lợi thế lớn trong phát triển du lịch, từ khí hậu, vị trí đến bờ biển đẹp. Chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài, mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của địa phương”, bà Nga nói.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, là tỉnh ven biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, BR-VT có đường bờ biển dài hơn 300km, là địa phương duy nhất trong khu vực sở hữu hệ thống cảng nước sâu tiêu chuẩn quốc tế. Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong số ít cảng tại Đông Nam Á có thể tiếp nhận tàu du lịch và container siêu trọng tải, mở ra khả năng lớn để phát triển các tour tàu biển cao cấp xuyên châu lục.

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày càng nhiều siêu tàu du lịch quốc tế chọn BR-VT làm điểm đến

Ngoài hạ tầng cảng, tỉnh còn có lợi thế khí hậu nắng ấm quanh năm, cảnh quan biển đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 27 độ C. Hệ sinh thái du lịch rất đa dạng, từ các bãi biển nổi tiếng như Bãi Sau, Bãi Trước, Long Hải, Hồ Tràm đến các điểm du lịch tâm linh - lịch sử như tượng Chúa Kitô, Bạch Dinh, đình Thắng Tam, di tích cách mạng núi Minh Đạm… Tất cả tạo nên một hệ sinh thái du lịch biển - núi - văn hóa đặc sắc.

Về vị trí, BR-VT tới đây chính thức sáp nhập TP HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, kết nối thuận lợi với sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc và tuyến đường ven biển xuyên tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các sản phẩm du lịch đường biển liên vùng, trong đó Vũng Tàu đóng vai trò là điểm trung chuyển hoặc điểm dừng đầu tiên trên hành trình của các siêu du thuyền quốc tế.

Không chỉ có thiên nhiên và hạ tầng, địa phương còn có bề dày văn hóa biển lâu đời với các làng chài truyền thống, Lễ hội Nghinh Ông, nghề làm mắm, ẩm thực đặc trưng vùng Duyên hải Nam bộ… là những yếu tố khiến du khách quốc tế yêu thích trải nghiệm tìm đến.

Sẽ xây dựng cảng đón du thuyền 5 sao

Từ 2017, các hãng tàu quốc tế như Celebrity Cruises, Royal Caribbean đã chọn Cái Mép là điểm dừng chân cho hành trình du lịch châu Á - Thái Bình Dương. Mỗi chuyến tàu mang theo hàng nghìn du khách đến tham quan các điểm đến như Vũng Tàu, Côn Đảo, TP HCM, Tiền Giang. Những chuyến tàu chưa thường xuyên, nhưng cho thấy tiềm năng của BR-VT trong vai trò cửa ngõ đón khách quốc tế bằng đường biển.

Chỉ tính 4 tháng đầu năm 2025, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã đón khoảng 31 chuyến tàu khách quốc tế với 1.800 - 4.000 du khách/chuyến. Trước đó, năm 2024, BR-VT tiếp nhận hơn 50 chuyến tàu du lịch quốc tế với tổng lượng khách hơn 100.000 người. Những con số này là tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm của các hãng tàu quốc tế với điểm đến BR-VT.

Do chưa có bến cảng chuyên biệt cho tàu khách, các tàu du lịch vẫn phải cập vào cảng container thương mại, ảnh hưởng đến trải nghiệm du khách và hiệu quả phục vụ. BR-VT xác định đây là điểm cần tháo gỡ sớm để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh. Lãnh đạo tỉnh cho biết địa phương không chỉ muốn làm một bến cảng tàu khách đơn thuần, mà định hướng hình thành một tổ hợp dịch vụ - thương mại - du lịch đẳng cấp quốc tế.

Theo đó, BR-VT đã thống nhất quy hoạch cảng tàu khách quốc tế tại Bãi Trước, TP Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng, diện tích khoảng 10ha, cầu cảng dài 420m có thể tiếp nhận du thuyền chở tới 6.000 khách. Dự án còn có nhà ga hành khách, bến thủy phi cơ, khu mua sắm miễn thuế, trung tâm tổ chức sự kiện, khách sạn, bến du thuyền.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Khánh, chức năng của cảng tàu khách quốc tế Vũng Tàu là công trình mang tính biểu tượng, đẳng cấp quốc tế và mỹ quan, phù hợp quy mô của dự án là một cảng đích, không phải cảng ghé. Đồng thời, cảng này sẽ là nơi tập trung, bảo đảm các hoạt động cộng đồng thường xuyên, tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh và cả khu vực.

Khách sạn quốc tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Phối cảnh cảng tàu khách quốc tế Vũng Tàu

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, bên cạnh việc xúc tiến đầu tư xây dựng cảng khách, BR-VT cũng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để khai thác hiệu quả du lịch đường biển.

Trong đó, trọng tâm là phát triển các sản phẩm chuyên biệt cho khách tàu biển, kết nối nhanh giữa cảng và các tour trong ngày tại TP HCM, Côn Đảo, Bà Rịa, Phú Mỹ. Tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn quy trình kiểm tra, làm thủ tục nhập cảnh ngay tại cảng, bảo đảm nhanh chóng và thân thiện.

Ngoài ra, một trong những định hướng chiến lược là xây dựng hành lang du lịch biển phía Nam: Vũng Tàu - Côn Đảo - Phú Quốc - Nha Trang, phục vụ cả du khách nội địa lẫn quốc tế đi theo hình thức du lịch đường biển. Để hiện thực hóa điều này, địa phương đang tăng cường liên kết vùng nhằm mở rộng không gian và kéo dài thời gian lưu trú của khách.

BR-VT cũng kiến nghị Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù về đầu tư, thuế, hạ tầng để thu hút DN tham gia lĩnh vực cảng biển du lịch; đồng thời đề xuất có quy hoạch riêng cho cảng tàu khách quốc tế, tách biệt khỏi hệ thống cảng container hiện hữu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.

Giới chuyên gia đánh giá, khi cảng khách quốc tế được hoàn thiện và hệ sinh thái dịch vụ phát triển đúng hướng, BR-VT hoàn toàn có thể trở thành trung tâm đón khách tàu biển lớn nhất khu vực phía Nam.

Du lịch đường biển đang trở thành lựa chọn hàng đầu của khách quốc tế nhờ tính bền vững, khả năng kết nối đa điểm đến và trải nghiệm dài hơi. Trong xu hướng đó, BR-VT không chỉ là một địa điểm tiềm năng, mà đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành cửa ngõ du lịch biển quốc tế của Việt Nam.

Sự kết hợp giữa vị trí chiến lược, cảnh quan tự nhiên, hệ thống cảng biển hiện đại, định hướng phát triển bền vững và quyết tâm hành động của chính quyền địa phương chính là nền tảng để BR-VT hiện thực hóa kỳ vọng này.

Chi tiết tên 30 xã phường và đặc khu tại Bà Rịa Vũng Tàu sau sáp nhập tỉnh 2025

Danh sách tên 30 xã phường và đặc khu tại Bà Rịa Vũng Tàu sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2025 do HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành ngày 27/4/2025.

Bà Rịa - Vũng Tàu


Tại Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025, đã công bố tên gọi mới dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025. Trong đó, về việc hợp nhất 03 tỉnh thành sau:

  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Tỉnh Bình Dương.
  • Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau hợp nhất sẽ có tên gọi mới là Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm chính trị - hành chính sẽ được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.

Danh sách tên 30 xã phường và đặc khu tại Bà Rịa Vũng Tàu sau sáp nhập tỉnh 2025

Ngày 27/4/2025 vừa qua, HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2025 tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số các phường theo danh sách tên 30 xã phường và đặc khu tại Bà Rịa Vũng Tàu sau sáp nhập tỉnh 2025 dưới đây:

STT Kế hoạch hợp nhất phường xã Tên 30 xã phường, đặc khu và trụ sở

Đơn vị hành chính thuộc TP Vũng Tàu

1

Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường Thắng Nhì, Phường Thắng Tam

Phường Vũng Tàu

Trụ sở tại UBND TP Vũng Tàu

2

Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường Nguyễn An Ninh

Phường Tam Thắng

Trụ sở tại UBND Phường Nguyễn An Ninh

3 Phường 10, Phường Thắng Nhất, Phường Rạch Dừa

Phường Rạch Dừa

Trụ sở tại UBND Phường 1

4 Phường 11, Phường 12

Phường Phước Thắng

Trụ sở tại UBND Phường 12

5

Giữ nguyên xã Long Sơn

Đơn vị hành chính thuộc TP Bà Rịa

6 Phường Phước Trung, Phường Phước Nguyên, Phường Long Toàn, Phường Phước Hưng

Phường Bà Rịa

Trụ sở tại UBND TP Bà Rịa

7 Phường Kim Dinh, Phường Long Hương, Xã Tân Hưng

Phường Long Hương

Trụ sở tại UBND Phường Kim Dinh

8 Phường Long Tâm, Xã Hòa Long, Xã Long Phước

Phường Tam Long

Trụ sở tại UBND xã Hòa Long

Đơn vị hành chính thuộc TP Phú Mỹ

9 Phường Mỹ Xuân, Phường Phú Mỹ

Phường Phú Mỹ

Trụ sở tại UBND TP Phú Mỹ

10 Phường Hắc Dịch, Xã Sông Xoài

Phường Tân Thành

Trụ sở tại UBND Phường Hắc Dịch

11 Phường Tân Phước, Phường Phước Hòa

Phường Tân Phước

Trụ sở tại UBND Phường Phước Hòa

12 Phường Tân Hòa, Phường Tân Hải

Phường Tân Hải

Trụ sở tại UBND Phường Tân Hải

13 Xã Châu Pha, Xã Tóc Tiên

Xã Châu Pha

Trụ sở tại UBND Xã Châu Pha

Đơn vị hành chính thuộc huyện Châu Đức

14 Thị trấn Ngãi Giao, Xã Bình Ba, Xã Suối Nghệ

Xã Ngãi Giao

Trụ sở tại Trung tâm hành chính - chính trị huyện Châu Đức

15 Xã Bình Giã, Xã Bình Trung, Xã Quảng Thành

Xã Bình Giã

Trụ sở tại UBND Xã Bình Giã

16 Thị trấn Kim Long, Xã Bàu Chinh, Xã Láng Lớn

Xã Kim Long

Trụ sở tại UBND Thị trấn Kim Long

17 Xã Cù Bị, Xã Xà Bang

Xã Châu Đức

Trụ sở tại UBND Xã Xà Bang

18 Xã Suối Rao, Xã Xuân Sơn, Xã Sơn Bình

Xã Xuân Sơn

Trụ sở tại UBND Xã Xuân Sơn

19 Xã Đá Bạc, Xã Nghĩa Thành

Xã Nghĩa Thành

Trụ sở tại UBND Xã Nghĩa Thành

Đơn vị hành chính thuộc huyện Xuyên Mộc

20 Thị trấn Phước Bửu, Xã Phước Tân, Xã Phước Thuận

Xã Hồ Tràm

Trụ sở tại UBND huyện Xuyên Mộc

21

Xã Xuyên Mộc, Xã Bông Trang, Xã Bưng Riềng

Xã Xuyên Mộc

Trụ sở tại UBND Xã Bông Trang

22

Xã Hòa Hội, Xã Hòa Bình, Xã Hòa Hưng

Xã Hòa Hội

Trụ sở tại UBND Xã Hòa Bình

23 Xã Bàu Lâm, Xã Tân Lâm

Xã Bàu Lâm

Trụ sở tại UBND Xã Bàu Lâm

24

Giữ nguyên xã Bình Châu

25

Giữ nguyên xã Hòa Hiệp

Đơn vị hành chính thuộc huyện Long Đất

26 Thị trấn Đất Đỏ, Xã Láng Dài, Xã Long Tân, Xã Phước Long Thọ

Xã Đất Đỏ

Trụ sở tại Trung tâm hành chính - chính trị huyện Long Đất

27 Thị trấn Long Hải, Xã Phước Tỉnh, Xã Phước Hưng

Xã Long Hải

Trụ sở tại UBND Thị trấn Long Hải

28 Thị trấn Long Điền, Xã Tam An

Xã Long Điền

Trụ sở tại UBND Trung tâm hành chính - chính trị huyện Long Điền cũ

29 Thị trấn Phước Hải, Xã Phước Hội

Xã Phước Hải

Trụ sở tại UBND Xã Phước Hội

30 Chuyển nguyên trạng huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đặc khu đặc khu Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bất động sản Vũn Tàu: Blanca City

Kết nối TP.Hồ Chí Minh với Bà Rịa-Vũng Tàu qua cầu vượt biển Cần Giờ

Sẽ có một tuyến đường dài khoảng 45,5 km từ TP.HCM, nối các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, vượt biển Cần Giờ và kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu qua hệ thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải, hình thành tuyến giao thông liên vùng ven biển phía Nam đoạn qua TP.HCM.

Cầu vượt biển Cần Giờ

Đề xuất cầu vượt biển tại TP.HCM

Kế hoạch trên được đề cập đến trong báo cáo Sở Giao thông công chánh TP.HCM vừa gửi cho Sở Xây dựng và liên doanh tư vấn lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM nhằm xem xét dự án tuyến đường ven biển phía Nam đoạn qua TP.HCM.

KẾT NỐI VỚI BÀ RỊA - VŨNG TÀU QUA CẦU VƯỢT BIỂN CẦN GIỜ

Cầu vượt biển Cần Giờ

Định tuyến cầu vượt biển Cần Giờ

Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 45,5 km, nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Tiền Giang và Đồng Nai, đặc biệt là kết nối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là cụm cảng nước sâu lớn nhất khu vực.

Theo quy hoạch này, dự án tuyến đường ven biển qua TP.HCM chia làm hai giai đoạn đầu tư với các hạng mục phân kỳ khác nhau. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ đầu tư khoảng 34,5 km với tổng mức đầu tư khoảng 31.556 tỷ đồng; và giai đoạn 2 sẽ hoàn thành 11 km còn lại, kết nối với Đồng Nai, có tổng mức đầu tư chừng 6.400 tỷ đồng. Tuyến đường mở rộng từ 6 lên 8 làn xe tùy đoạn, và xây dựng các đường song hành hai bên nhằm giảm tải giao thông cho khu vực Đông Nam Bộ.

Một phương án quan trọng trong kế hoạch triển khai tuyến đường này là kết nối TP.HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu qua cầu vượt biển Cần Giờ. Phương án này giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai địa phương, đồng thời tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương xác định lấy biển làm trọng tâm, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế biển đảo, cảnh quan núi rừng, tài nguyên đa dạng sinh học… để phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế biển, du lịch và cảng biển.

Theo tính toán sơ bộ, hạng mục cầu vượt biển Cần Giờ này dài hơn 10 km với tổng mức đầu tư khoảng 62.231 tỷ đồng cho cả hai giai đoạn. Ý tưởng xây một cầu vượt biển Cần Giờ từng được đề cập lần đầu trong một hội nghị về quy hoạch phát triển Cần Giờ (năm 2017), do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất. Nếu được triển khai, đây sẽ là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, kết nối hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước về công nghiệp - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu và kinh tế biển.

Dự án đường ven biển phía Nam nối TP.HCM đi các tỉnh phía Nam, được đề cập trong Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 941 km, đi qua TP.HCM và 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Đông Nam Bộ.

BA TỈNH MIỀN TÂY ĐÃ KHỞI ĐỘNG TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN

Ngày 01/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng dự án đường ven biển miền Tây Nam Bộ có tổng chiều dài 740 km, từ TP.HCM đến Hà Tiên, đi qua địa bàn TP.HCM và 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Đường ven biển

Sơ đồ toàn tuyến hành lang ven biển Miền Tây Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên

Đây là dự án hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như thúc đẩy tiềm năng du lịch biển của cả vùng rộng lớn.

Trong Văn bản số 8387/BGTVT-KHĐT ngày 04/8/2023 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) cho biết như sau:

Do địa hình cực kỳ phức tạp, đi qua hầu hết các cửa sông lớn giáp Biển Đông nên dự án có mức đầu tư lớn. Hiện nay, dự án đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó khó khăn lớn nhất là nguồn vốn cho dự án. Bởi vì mặc dù là dự án trọng điểm quốc gia nhưng không được “rót vốn” ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021 - 2025.

Để chủ động triển khai tuyến đường ven biển miền Tây Nam Bộ, tháng 9/2022, ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh đã cùng xúc tiến khởi động dự án đường chạy dọc bờ biển của ba địa phương này. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng theo từng phần/ giai đoạn. Giai đoạn 1 đoạn qua tỉnh Bến Tre, có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh, chiều dài tuyến 53 km. Tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 và giai đoạn 2 sau năm 2025.

Ban chỉ đạo dự án tuyến đường bộ ven biển kết nối ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh đã thống nhất xác định, dự án sử dụng vốn vay mà không sử dụng vốn ngân sách trung ương. 

Vào quý 2/2024, dự án tuyến đường bộ ven biển Miền Tây qua 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh đã chính thức khởi động bằng việc khởi công dự án cầu Ba Lai 8 - dự án thành phần thuộc công trình tuyến đường ven biển này, có tổng mức đầu tư 2.255 tỷ đồng và do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre thực hiện.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa cao tốc Hồ Tràm-sân bay Long Thành vào quy hoạch tỉnh?

Tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành dài 41km. Có tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu khởi công vào quý 1/2026. Và dự kiến đưa vào khai thác đầu quý 3/2027.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Văn Thọ đã chủ trì họp và thống nhất thông qua hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm triển khai dự án đường cao tốc đô thị kết nối khu vực Hồ Tràm với cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị đưa cao tốc nối Hồ Tràm - sân bay Long Thành vào quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh điều chỉnh ngoài việc cập nhật tuyến cao tốc này vào mạng lưới đường bộ của tỉnh (trước đây chưa có). Và còn bổ sung các nội dung liên quan đến phân bổ và khoanh vùng đất đai; điều chỉnh danh mục dự án ưu tiên đầu tư...

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương để điều chỉnh Quy hoạch tỉnh theo đúng quy định. Và làm căn cứ cho các bước tiếp theo để nhanh chóng triển khai dự án đường cao tốc nối Hồ Tràm với sân bay Long Thành.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn tất thủ tục để khởi công dự án trong tháng 1/2026 và đưa vào khai thác đầu quý 3/2027.

Hướng tuyến sân bay Long Thành - Hồ TràmHướng tuyến cao tốc sân bay Long Thành đi Hồ Tràm

Được biết, tuyến cao tốc này dài 41km, điểm đầu kết nối với Vành đai 4 TP.HCM tại huyện Châu Đức và điểm cuối nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận tại huyện Xuyên Mộc. Đây là cao tốc đô thị với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (quy hoạch tương lai là 6 làn xe), vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 4.500 tỷ đồng.

Việc xây dựng tuyến cao tốc này nhằm mở ra không gian phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng kinh tế du lịch biển phía Đông của tỉnh.

Ngoài tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang triển khai xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, có tổng chiều dài khoảng 53km. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) với thành phố Vũng Tàu, một trong những trung tâm du lịch và công nghiệp lớn của vùng.

Cả 2 tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu đều mang lại những lợi ích lớn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ. Việc kết nối giữa các khu công nghiệp, khu du lịch và sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo ra các cơ hội phát triển mới, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và du khách, góp phần nâng cao giá trị Bất động sản và thu hút đầu tư.

Ngự trị ngay tại vị trí đắc địa, Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu cùng phân khu Limassol mới ra mắt sẵn sàng đón nhận sức bật mạnh mẽ từ giai đoạn tăng tốc phát triển hạ tầng với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc, vành đai đến sân bay, cảng biển.

Gold Coast Vũng Tàu Limassol

Gold Coast Vũng Tàu tập trung vào bốn trụ cột gồm thương mại, tri thức và công nghệ, thể thao và giải trí, wellness.

 

Hình dáng 19,5km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thông xe trước dịp 30/4

Sau gần 2 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 95%, nhiều hạng mục đã hoàn thành 100%, sẽ thông xe kỹ thuật dịp 30/4.

 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công tháng 6/2023, dài gần 54km, quy mô 4-6 làn xe, với tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đoạn 3 dài 19,5km; Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư đoạn hai dài 18,2km; tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư đoạn còn lại 16km.

Sau gần 2 năm thi công, đoạn dài gần 19,5km qua địa bàn TP Phú Mỹ và Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã hoàn thiện hơn 95%, các nhà thầu đang tăng công suất để thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4 tới.

Điểm đầu đoạn cao tốc qua phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được thảm nhựa và lắp đặt dải phân cách. Trong ảnh, phía còn dang dở là dự án thành phần 2 qua địa phận tỉnh Đồng Nai vừa được giải tỏa, đang thi công đắp nền đường. 

Trên tuyến đã có gần 19km được thảm nhựa, nhiều vị trí đã được lắp đặt hàng rào, hộ lan. 

Ngoài ra các rãnh thoát nước, cống cơ bản hoàn thiện. Người dân chạy xe trên đoạn cao tốc qua phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ, những ngày đầu tháng 4.

Cầu vượt cao tốc trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ) đang được thi công, nhiều móng trụ và đường dẫn đã hình thành.

Hàng chục công nhân thi công hạng mục đường dẫn và lan can cầu vượt.

Có 11 cây cầu đang được triển khai, trong đó 7 cầu đang thi công mố trụ, gác dầm và đổ bê tông bản mặt cầu, 4 cầu đang trong giai đoạn hoàn thiện. 

Trong ảnh là cầu Suối Nhum đang trong giai đoạn thi công bản mặt cầu.

Ở thời điểm này các nhà thầu đang tập trung 15 mũi thi công, gấp rút đưa dự án về đích trước 8 tháng so với dự kiến. Công nhân đang thi công thép trên mặt cầu để sắp tới đổ bê tông và thảm nhựa mặt cầu.

Tại nút giao với đường Hội Bài - Châu Pha đoạn qua xã Tóc Tiên cũng đã thành hình. Hai cây cầu vượt đoạn qua nút giao này cũng đã hoàn thành lao lắp dầm và đang thi công bản mặt cầu.

Nút giao tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với Quốc lộ 56 và đường tỉnh 994 cũng đã hoàn thành phần lớn hạng mục chính. Trong đó chỉ còn 1 đoạn khoảng 400m đang gia cố bê tông xi măng và khoảng 500m sắp thảm nhựa.

Sau khi hoàn thành cao tốc và các tuyến kết nối, sẽ hình thành một tuyến đường liền mạch từ TP Biên Hòa đến TP Vũng Tàu, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đến thành phố biển từ 120 phút xuống chỉ còn 70 phút.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc cửa ngỏ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bãi biển đông nghẹt, doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt bao nhiêu dịp giỗ Tổ?

Ba ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều thời điểm bãi biển đông nghẹt, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 170.000 lượt khách.

Biển Vũng Tàu

Du khách tắm biển Vũng Tàu trong kỳ nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết trong ba ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 5 đến ngày 7-4), tỉnh này đón gần 170.000 lượt khách, trong đó có gần 13.000 khách quốc tế. Doanh thu ngành du lịch tỉnh đạt gần 170 tỉ đồng.

Trong các địa phương thì Vũng Tàu là thành phố đón nhiều du khách nhất và doanh thu cao nhất, với cả hai chỉ tiêu chiếm trên dưới 50% của toàn tỉnh.

Cũng theo cơ quan chức năng, trong kỳ nghỉ này, các khu du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp hành tốt việc kê khai, đăng ký giá, niêm yết giá công khai tại nơi bán hàng.

Không có trường hợp nào vi phạm trong lĩnh vực giá cần phải xử lý. Cũng không có trường hợp du khách phản ánh, kiến nghị về giá dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú.

Gold Coast Vũng Tàu

Khu đô thị sinh thái Gold Coast Vũng Tàu là điểm đến lý tưởng cho các dịp đặc biệt cùng gia đình.

“Đón sóng” đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng “Lợi nhuận kép

Trước thông tin sáp nhập 3 tỉnh thành Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM và Bình Dương trở thành một “siêu đô thị", Gold Coast Vũng Tàu là một trong số các dự án tiên phong sẵn sàng đón đầu vô vàn lợi thế về hạ tầng và lợi ích giá trị từ khu vực.

Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu có Lợi thế hạ tầng:

Gold Coast Vũng Tàu rộng mở liên kết vùng khi tọa lạc tại giao lộ đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Quốc lộ 55, kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành, sân bay Quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Tất cả tạo thành bộ 4 hạ tầng “bền vững", đưa toàn khu vực trở thành trung tâm kinh tế cả nước về logistic, kinh tế số, công nghiệp,... thu hút lượng lớn nhà đầu tư đổ về và chọn dự án là “đích đến” bởi nhiều tiềm năng vượt bậc.

Tiềm năng kinh tế hàng đầu:

Nằm tại vùng đất xinh đẹp Bà Rịa - Vũng Tàu, Gold Coast Vũng Tàu không chỉ sở hữu lợi thế quy hoạch Đô thị Du lịch Quốc tế với quy mô 1.068ha cùng 300ha mặt nước, mà còn đón đầu đà tăng trưởng từ thông tin sáp nhập. Sự kiện này mở ra cơ hội khai thác tiềm năng của vùng kinh tế mở rộng, với thị trường hơn 15 triệu dân, GDP khu vực chiếm khoảng 40% cả nước.

Đồng thời, dự án nằm tại vị trí “giao điểm vàng” của bộ tứ hạ tầng chiến lược: cảng biển Quốc tế Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tất cả tạo nên một bức tranh phát triển đồng bộ, thúc đẩy kinh tế – du lịch khu vực bứt phá mạnh mẽ.

Với giá trị “LỢI NHUẬN KÉP", đây sẽ là khoản đầu tư đầy triển vọng. Chạm tay đến cơ hội đầu tư chưa-từng-có tại Gold Coast Vũng Tàu với Phân khu đầu tiên - Limassol quy mô 36ha ngay vị trí cửa ngõ thịnh vượng.

Đặc biệt, hàng loạt chính sách hỗ trợ hấp dẫn như: booking sớm ưu đãi 100 triệu, ký HĐMB đúng hạn tặng 8 chỉ vàng, cơ hội sở hữu xe Mercedes,.. được ra mắt càng tăng sức hấp dẫn tuyệt đối.

Tầm nhìn và tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, kinh tế và bất động sản. Việc kết nối vùng với TP.HCM và các tỉnh lân cận càng tạo ra động lực phát triển.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Lợi thế kinh tế vùng và cơ hội bứt phá

Xu hướng mở rộng đô thị và kết nối vùng đang trở thành chiến lược phát triển tất yếu của các trung tâm kinh tế lớn. Khu vực Đông Nam Bộ, với trọng tâm là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đang ngày càng phát triển theo mô hình liên kết vùng để tối ưu hóa tài nguyên, hạ tầng và sức mạnh kinh tế.

Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên như một điểm sáng nhờ lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản. Với hệ thống hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đây không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn dần trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics quan trọng.

Việc kết nối với TP.HCM qua hệ thống cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 4 cùng sự phát triển của sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp khu vực này vươn lên trong thập kỷ tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ sở hữu 192km đường bờ biển đẹp mà còn có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được đánh giá là một trong những cảng trung chuyển container quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng nhất Việt Nam.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản ven biển

Ngoài cảng biển, du lịch cũng là một mũi nhọn của nền kinh tế địa phương. Hằng năm, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 14 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vào bãi biển đẹp, và khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi các khu vực kinh tế phía Nam phát triển đồng bộ hơn, dòng vốn đầu tư vào bất động sản và thương mại tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, việc liên kết kinh tế giữa TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tạo nên một hành lang kinh tế biển và tài chính quốc tế. Khi hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, không gian kinh tế giữa các khu vực này sẽ ngày càng xích lại gần nhau, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội bứt phá để trở thành một trung tâm kinh tế ven biển quan trọng bậc nhất khu vực phía Nam.

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng lợi

Với đà tăng trưởng của kinh tế vùng, thị trường bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là các khu đô thị an cư, sở hữu lâu dài, đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong đó dự án Gold Coast Vũng Tàu (khu nhà ở sinh thái An Điền) là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ quy mô lớn, quy hoạch bài bản và vị trí đắc địa.

Tọa lạc ngay trung tâm đô thị hiện đại gắn liền cảng biển của khu vực, phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu được ví như một viên ngọc quý, nằm ngay cửa ngõ phồn vinh của trục giao thông huyết mạch 67 mét kết nối trực tiếp vào trung tâm Vũng Tàu.

Với diện tích 36,2ha trong tổng thể dự án rộng 1.300ha, Limassol được kỳ vọng không chỉ là một nơi để an cư mà còn là điểm đến đầu tư lý tưởng, đón đầu sự phát triển kinh tế và hạ tầng vùng.

Shophouse Gold Coast Vũng Tàu

Phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc ngay trung tâm

"Với nền tảng vững chắc và tầm nhìn xa, chúng tôi tin rằng Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn là điểm đến lý tưởng để phát triển các dự án đô thị đẳng cấp, đón đầu xu hướng giãn dân cũng như phát triển kinh tế du lịch", ông Nguyễn Việt Thung -phó chủ tịch HĐQT Gold Coast Holdings, đơn vị phát triển dự án - cho biết.

Không chỉ dừng lại ở một khu đô thị du lịch quốc tế, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước phát triển để trở thành một thành phố biển mang đẳng cấp quốc tế. Đây là hướng đi đã được chứng minh qua sự thành công của các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Hải Phòng hay Khánh Hòa.

Biệt Thự Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu định hình thị trường bất động sản cao cấp

Với sự đầu tư bài bản từ các chủ đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu đang xây dựng hình ảnh của một đô thị biển hiện đại, nơi không chỉ có du lịch mà còn phát triển mạnh mẽ về tài chính, thương mại, dịch vụ và công nghệ.

Phân khu Limassol cũng như dự án Gold Coast Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư, đặc biệt khi đặt trong tầm nhìn dài hạn, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một trung tâm đô thị hiện đại, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa của kinh tế biển và bất động sản cao cấp.

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã sau sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về sắp xếp cấp xã của tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau khi sáp nhập vào thành phố.

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về Dự thảo Tờ trình Ban Thường vụ Đảng ủy UBND Thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Căn cứ Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất theo hướng sáp nhập toàn bộ tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai vào TP. Hồ Chí Minh.

Sáp nhập 3 tỉnh TPHCM

Sau khi sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh, Quy mô dân số sau sáp nhập đạt khoảng 13.731.151 người, tăng khoảng 137,15%

Trong đó, tỉnh Bình Dương hiện có diện tích tự nhiên là 2.694,70 km², dân số khoảng 2.426.561 người. Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 91 gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 1.980,80 km², dân số khoảng 1.148.000 người, với 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện. Hiện toàn tỉnh có 77 đơn vị hành chính cấp xã. Theo Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2025, tỉnh sẽ thực hiện việc sắp xếp các đơn vị cấp huyện và cấp xã, trong đó có việc hợp nhất hai huyện Long Điền và Đất Đỏ.

Huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 376,8 km², dân số khoảng 263.551 người. Huyện hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 11 xã.

Tổng hợp các số liệu trên, sau khi hoàn tất việc sáp nhập tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch vào TP. Hồ Chí Minh, đơn vị hành chính cấp tỉnh mới dự kiến sẽ có diện tích tự nhiên khoảng 7.149,4 km², tăng khoảng 341% so với diện tích hiện tại của TP. Hồ Chí Minh. Quy mô dân số sau sáp nhập đạt khoảng 13.731.151 người, tăng khoảng 137,15%.

Trên cơ sở thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau khi sáp nhập tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP. Hồ Chí Minh, các đơn vị hành chính cấp xã sẽ được sắp lại.

Cụ thể, tỉnh Bình Dương hiện có 91 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp dự kiến giảm còn 37 đơn vị hành chính cấp xã mới, đạt tỷ lệ 40,65%, tương ứng giảm 54 đơn vị (chiếm tỷ lệ 59,34%).

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện có là 77, sau khi sắp xếp dự kiến giảm còn 31 đơn vị mới, đạt tỷ lệ 40,25%, tương ứng giảm 46 đơn vị (tỷ lệ 59,74%).

Đối với huyện Nhơn Trạch (thuộc tỉnh Đồng Nai), dự kiến sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã hiện có, giảm còn 5 đơn vị mới, đạt tỷ lệ 41,66%, tương ứng giảm 7 đơn vị (tỷ lệ 58,33%).

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh được dự kiến theo hai phương án.

Phương án thứ nhất, sau sáp nhập, tổng số đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ là 105 đơn vị, chiếm tỷ lệ 23,17%, giảm 348 đơn vị hành chính cấp xã cũ, tương ứng tỷ lệ giảm là 76,82%.

Phương án thứ hai, số lượng đơn vị hành chính cấp xã mới được dự kiến là 183 đơn vị, đạt tỷ lệ 40,39%, tương ứng giảm 270 đơn vị hành chính cấp xã cũ, chiếm tỷ lệ 59,60%.

Sau khi sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh mới sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm theo mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng được Bộ Chính trị giao tại Nghị quyết số 24-NQ/TW phát triển vùng Đông Nam Bộ phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Gold Coast Vũng Tàu

Khu đô thị Gold Coast Vũng Tàu với quy mô 1.300 Hecta là tâm điểm thị trường bất động sản trong thời gian tới

Tầm nhìn và tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, kinh tế và bất động sản. Việc kết nối vùng với TP.HCM và các tỉnh lân cận càng tạo ra động lực phát triển.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Lợi thế kinh tế vùng và cơ hội bứt phá

Xu hướng mở rộng đô thị và kết nối vùng đang trở thành chiến lược phát triển tất yếu của các trung tâm kinh tế lớn. Khu vực Đông Nam Bộ, với trọng tâm là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đang ngày càng phát triển theo mô hình liên kết vùng để tối ưu hóa tài nguyên, hạ tầng và sức mạnh kinh tế.

Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên như một điểm sáng nhờ lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản. Với hệ thống hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đây không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn dần trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics quan trọng.

Việc kết nối với TP.HCM qua hệ thống cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 4 cùng sự phát triển của sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp khu vực này vươn lên trong thập kỷ tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ sở hữu 192km đường bờ biển đẹp mà còn có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được đánh giá là một trong những cảng trung chuyển container quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng nhất Việt Nam.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản ven biển

Ngoài cảng biển, du lịch cũng là một mũi nhọn của nền kinh tế địa phương. Hằng năm, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 14 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vào bãi biển đẹp, và khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi các khu vực kinh tế phía Nam phát triển đồng bộ hơn, dòng vốn đầu tư vào bất động sản và thương mại tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, việc liên kết kinh tế giữa TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tạo nên một hành lang kinh tế biển và tài chính quốc tế. Khi hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, không gian kinh tế giữa các khu vực này sẽ ngày càng xích lại gần nhau, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội bứt phá để trở thành một trung tâm kinh tế ven biển quan trọng bậc nhất khu vực phía Nam.

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng lợi

Với đà tăng trưởng của kinh tế vùng, thị trường bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là các khu đô thị an cư, sở hữu lâu dài, đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong đó dự án Gold Coast Vũng Tàu (khu nhà ở sinh thái An Điền) là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ quy mô lớn, quy hoạch bài bản và vị trí đắc địa.

Tọa lạc ngay trung tâm đô thị hiện đại gắn liền cảng biển của khu vực, phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu được ví như một viên ngọc quý, nằm ngay cửa ngõ phồn vinh của trục giao thông huyết mạch 67 mét kết nối trực tiếp vào trung tâm Vũng Tàu.

Với diện tích 36,2ha trong tổng thể dự án rộng 1.300ha, Limassol được kỳ vọng không chỉ là một nơi để an cư mà còn là điểm đến đầu tư lý tưởng, đón đầu sự phát triển kinh tế và hạ tầng vùng.

Shophouse Gold Coast Vũng Tàu

Phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc ngay trung tâm

"Với nền tảng vững chắc và tầm nhìn xa, chúng tôi tin rằng Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn là điểm đến lý tưởng để phát triển các dự án đô thị đẳng cấp, đón đầu xu hướng giãn dân cũng như phát triển kinh tế du lịch", ông Nguyễn Việt Thung -phó chủ tịch HĐQT Gold Coast Holdings, đơn vị phát triển dự án - cho biết.

Không chỉ dừng lại ở một khu đô thị du lịch quốc tế, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước phát triển để trở thành một thành phố biển mang đẳng cấp quốc tế. Đây là hướng đi đã được chứng minh qua sự thành công của các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Hải Phòng hay Khánh Hòa.

Biệt Thự Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu định hình thị trường bất động sản cao cấp

Với sự đầu tư bài bản từ các chủ đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu đang xây dựng hình ảnh của một đô thị biển hiện đại, nơi không chỉ có du lịch mà còn phát triển mạnh mẽ về tài chính, thương mại, dịch vụ và công nghệ.

Phân khu Limassol cũng như dự án Gold Coast Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư, đặc biệt khi đặt trong tầm nhìn dài hạn, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một trung tâm đô thị hiện đại, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa của kinh tế biển và bất động sản cao cấp.

Yếu tố thúc đẩy tiềm năng đầu tư địa ốc tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Quy hoạch giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không của Bà Rịa Vũng Tàu góp phần tạo hấp lực cho thị trường bất động sản địa phương.

Địa phương chú trọng việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành. Theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ đa phương thức.

Hệ thống giao thông này sẽ kết nối với hệ thống giao thông quốc tế, quốc gia, vùng và nội tỉnh. Và tạo thành mạng lưới thông suốt, không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, mà còn nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao nhận vận tải.

Cảng Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu

Toàn cảnh cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến mục tiêu kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Đồng bộ với hạ tầng, nhiều đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược "xoay trục" theo 3 tuyến cao tốc mới, cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành.

Tọa lạc tại vị trí đắc địa với những nút giao thông trọng điểm, Gold Coast Vũng Tàu đang được triển khai cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Chủ đầu tư dự án là Gold Coast Holdings, định hướng phát triển Gold Coast Vũng Tàu trở thành đô thị du lịch quốc tế.

Đặc biệt Đại lộ 68, trục giao thương xuyên tâm dự án Gold Coast Vũng Tàu sẽ nối dài lên với cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu. Dự án giao thông trọng điểm dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM xuống Vũng Tàu chỉ còn 60 phút.

Đại lộ 68 Gold Coast Vũng Tàu

Phối cảnh toàn phân khu Limassol, dự án Gold Coast Vũng Tàu

Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu còn gần kề sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến khai thác giai đoạn 1 từ năm 2026, với công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm. Khi sân bay này đi vào hoạt động, dự án có cơ hội đón nhận lượng khách quốc tế, kéo theo nhu cầu đầu tư, đồng thời, thúc đẩy dịch vụ kinh doanh thương mại, khai thác cho thuê.

Gold Coast Vũng Tàu đã được cấp giấy phép xây dựng hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư cũng thúc đẩy việc hoàn thiện khu vực nhà điều hành, các công trình hạ tầng trọng yếu, không gian trải nghiệm (Sales Gallery) cho khách hàng khi đến tham quan. Bên cạnh đó, 10.000 cây cọ và cây chà là đang được nuôi dưỡng, chuẩn bị cho hành trình kiến tạo không gian xanh ở giai đoạn sau.

Nhà phố thương mại Gold Coast Vũng Tàu

Nhà phố thương mại dự án Gold Coast Vũng Tàu

Theo tiến độ triển khai từ phía chủ đầu tư, Gold Coast Vũng Tàu sẽ giới thiệu phân khu đầu tiên mang tên Limassol với tổng diện tích 36,2 ha. Dự án tập trung triển khai 4 trụ cột chính gồm thương mại, tri thức và công nghệ, thể thao và giải trí, Wellness. Sự kiện ra mắt dự án diễn ra vào ngày 18/3 tại TP HCM.

Với vị trí chiến lược, cú hích hạ tầng, chủ đầu tư định hướng Gold Coast Vũng Tàu không chỉ là dự án đô thị du lịch quốc tế mà còn là kênh đầu tư sinh lời bền vững.

Những 'đại lộ' kết nối TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc sáp nhập tỉnh thành đang được xem xét, chưa công bố chính thức. Nhưng dù diễn ra theo kịch bản nào thì bài toán kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã được tính tới.

 Mô hình trung tâm phức hợp tại thành phố mới Bình Dương có nhà ga cho tuyến metro kết nối TP.HCM - Bình Dương

Ngày 20-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương về nhiều nội dung. Trong đó có công tác sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức bộ máy. Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian thị sát các công trình giao thông kết nối trong khu vực. 

Các tuyến cao tốc, metro hay đường sắt, đường thủy vận chuyển hàng hóa kết nối TP.HCM với "vùng sản xuất" Bình Dương, cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang dần hình thành.

TP.HCM và Bình Dương kết nối bằng metro, cao tốc

Theo nhiều chuyên gia, TP.HCM và Bình Dương có vị trí địa lý liền kề, nên có nhiều giao thoa về kinh tế xã hội. Tiêu biểu như khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM rộng hơn 643 ha thì có tới 2/3 diện tích nằm trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 

Các dự án lớn như tuyến xa lộ Hà Nội, bến xe Miền Đông mới vừa nằm trên địa bàn TP.HCM, vừa nằm trên địa bàn của tỉnh Bình Dương.

Rất nhiều dự án kết nối vùng giữa TP.HCM và Bình Dương đã và đang được hình thành. Nếu tính theo "chiều ngang", có dự án vành đai 3 TP.HCM (dự kiến thông tuyến chính vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026), vành đai 4 TP.HCM (sẽ được Bình Dương khởi công trong năm nay).

Nếu tính theo "chiều dọc", TP.HCM và Bình Dương đang được kết nối bằng dự án quốc lộ 13 (đoạn qua Bình Dương) đang được mở rộng lên 8 làn xe. Còn đoạn qua TP.HCM sau hàng chục năm "án binh bất động" cũng đang được xem xét mở từ 4-6 làn xe lên 10 làn xe, quy mô hơn 21.700 tỉ đồng), hay đường Mỹ Phước - Tân Vạn. 

Đặc biệt, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã chính thức được Thủ tướng phát lệnh khởi công từ ngày 1-2-2025. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối TP.HCM và Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên. 

Tuyến metro kết nối TP.HCM và Bình Dương cũng đang được nghiên cứu xây dựng, UBND tỉnh Bình Dương đã xem xét thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Tuyến metro này sẽ "nối dài" tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM từ bến xe Suối Tiên đến nhà ga S1 tại thành phố mới Bình Dương. 

Tuyến metro TP.HCM - Bình Dương dự kiến có chiều dài hơn 32,4km, tốc độ thiết kế 120km/h, với tổng mức đầu tư khoảng 64.370 tỉ đồng. Dự án được đề xuất khởi công từ năm 2027, đưa vào vận hành từ năm 2031.

Theo chuyên gia, giả sử kịch bản Bình Dương sáp nhập vào TP.HCM xảy ra, ở góc độ các dự án kết nối vùng như metro, cao tốc, mở rộng quốc lộ 13… sẽ có điều kiện kết nối đồng bộ, thúc đẩy nhanh hơn.

Ga metro Bình Dương

Ý tưởng về tuyến đường sắt chuyên vận chuyển container kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương và Đông Nam Bộ hướng về cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu 

Cảng biển Vũng Tàu "gần hơn" khu công nghiệp Bình Dương

Nếu như Bình Dương được ví như một trong những "vùng sản xuất" của cả nước với khoảng 30 khu công nghiệp. Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với hàng ngàn dự án đang hoạt động, Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là một trong những cửa ngõ đi quốc tế vì tiếp giáp biển, có cảng Cái Mép - Thị Vải. 

Tuy nhiên, hiện việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu bằng container giữa các khu công nghiệp và cảng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào đường bộ, chiếm tới 70% tổng lượng hàng hóa. Việc phụ thuộc vào đường bộ đối mặt với nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông..., giảm sức cạnh tranh đáng kể trên trường quốc tế. Trong khi đó, các kênh vận chuyển khác như đường sắt, đường sông… vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Từ nhiều năm nay, một số nhà đầu tư lớn đã nghiên cứu ý tưởng về một tuyến đường sắt chuyên dùng để vận chuyển container, kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương thẳng tới các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Ý tưởng này cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đã được ban hành. 

Theo đó, tỉnh Bình Dương nghiên cứu để đề xuất thực hiện một số đoạn của các tuyến đường sắt này với tổng chiều dài trên 100km. Ba trung tâm logistics lớn nằm dọc tuyến đường sắt chuyên dùng cũng được Bình Dương quy hoạch, sẽ là đầu mối tiếp nhận và phân phối hàng hóa, nguyên liệu cho các khu công nghiệp lân cận.

Khi đưa vào hoạt động tuyến đường sắt chuyên dùng này, các doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc vận chuyện hàng hóa và giảm áp lực về thời gian giao hàng với đối tác. 

Theo tính toán, để vận chuyển một container từ Bình Dương tới cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu bằng đường bộ hiện nay phải mất ít nhất 8-10 tiếng. Trong khi nếu vận chuyển container bằng đường sắt, với tốc độ thiết kế 120km/h cho tàu chở hàng, có thể chỉ mất 2 tiếng là hàng đã tới cảng.

Bình Dương

Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương đã được khởi công từ năm 2022 để mở rộng từ 6 làn xe lên 8 làn xe sắp hoàn thành

Việc kết nối hàng hóa, nguyên liệu với các cảng bằng đường sông cũng được tính đến. Tiêu biểu như Bình Dương và TP.HCM có chung sông Sài Gòn chảy qua. Hiện trên phía thượng nguồn Bình Dương đã có các cảng An Sơn (TP Thuận An), quy hoạch cảng An Tây (TP Bến Cát)… Để các tàu vận chuyển container cỡ lớn vào các cảng, cần thiết phải nâng tĩnh không của các cây cầu bắc ngang sông Sài Gòn. 

Vừa qua, hai cây cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 (nâng thêm chiều cao 1,25m) và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 (nâng khoảng 1,08m) đã được TP.HCM khởi công. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Sau khi hoàn thành, hai cầu này giúp đáp ứng đồng bộ tĩnh không các cầu trên sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7m. 

Qua đó sẽ "giải phóng" cho tàu bè từ các cảng trên thượng nguồn sông Sài Gòn của không chỉ TP.HCM mà cả các cảng tại Bình Dương, Tây Ninh để về phía hạ nguồn, qua đó thúc đẩy phát triển cho các khu công nghiệp, đô thị của khu vực.

Việc sát nhập vào Tp HCM giúp cho hạ tầng cũng như bất động sản ở Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tốt, tiềm năng phát triển nhiều hơn. Và khu đô thị du lịch Gold Coast Vũng Tàu sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc sát nhập đó.

Gold Coast Vũng Tàu

Vị trí đắc địa của khu đô thị du lịch Gold Coast Vũng Tàu

Bà rịa vũng tàu