Hiển thị các bài đăng có nhãn bình dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bình dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Bình Dương chính thức về chung nhà với TP.HCM, giá bất động sản sẽ ra sao?

Mặc dù bảng giá đất của Bình Dương (trước đây) áp dụng cho năm 2025 tăng 30-80% song vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với TP.HCM. Trong khi TP.HCM có nơi giá đất lên tới gần 700 triệu đồng/m² thì Bình Dương cũng chỉ đạt trên dưới 60 triệu đồng/m².

Bình Dương

Các chuyên gia dự báo, việc chính thức "chung nhà" với TP.HCM, khu vực sẽ không còn duy trì mức giá đất như hiện tại mà sẽ phải điều chỉnh theo mặt bằng chung của TP.HCM

Trước sáp nhập, bảng giá đất TP.HCM đã bỏ xa Bình Dương

Thời gian gần đây, giá đất tại Bình Dương ghi nhận mức tăng cao sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh bảng giá đất vào ngày 24/12/2024. Theo đó, giá đất ở nhiều tuyến đường đô thị tại Bình Dương tăng từ 30 - 80% so với bảng giá trước đó.

Mức giá trung bình hiện nay là trên dưới 60 triệu đồng/m² tại các tuyến đường nổi bật như Yersin, Bạch Đằng, Cách Mạng Tháng Tám, Đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13)... ở phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một.

Mặc dù tăng mạnh, song giá đất tại Bình Dương vẫn còn một khoảng cách rất xa so với TP.HCM, đặc biệt tại các quận trung tâm. Cụ thể, theo Quyết định điều chỉnh bảng giá đất của UBND TP.HCM ban hành ngày 21/10/2024 (có hiệu lực từ 31/10/2024), giá tại các tuyến đường "đất vàng" như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1) đã đạt mức 687,2 triệu đồng/m², tăng hơn 4 lần so với bảng giá trước đó. Một số tuyến khác như Hàm Nghi, Hàn Thuyên cũng đạt khoảng 430 triệu đồng/m². Tại TP. Thủ Đức, giá đất cao nhất là 295 triệu đồng/m2 tại các đoạn đường Trần Bạch Đằng, Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành, Nguyễn Cơ Thạch.

Ngay cả tại các huyện vùng ven của TP.HCM, giá đất cũng có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, đường Song Hành quốc lộ 22 hiện có mức giá cao nhất là 32 triệu đồng/m². Như vậy, mức giá cao nhất tại TP.HCM hiện cao gấp hơn 13 lần so với Bình Dương.

Chính thức sáp nhập TP.HCM, không còn "giá đất riêng"?

Theo các chuyên gia, bảng giá đất do Nhà nước ban hành thường chỉ phản ánh khoảng 60 - 70% giá thị trường. Khi có những yếu tố kỳ vọng như sáp nhập, thị trường sẽ phản ứng và đẩy giá lên nhanh.

Cụ thể, khi nghị quyết sáp nhập có hiệu lực, ngày 12/6/2025 Bình Dương về chung nhà với TP.HCM, hàng loạt thay đổi được dự báo sẽ diễn ra, bao gồm điều chỉnh quy hoạch, thúc đẩy đầu tư công, mở rộng không gian đô thị và tái cấu trúc dân cư. Đối với thị trường bất động sản, đây là nền tảng quan trọng có thể thúc đẩy giá trị quỹ đất tăng mạnh, không chỉ về giá mà còn ở tiềm năng khai thác.

Bình Dương chính thức "nâng hạng" từ một tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kỳ vọng về cơ sở hạ tầng, tiện ích, dịch vụ và chất lượng sống thường tăng lên. Điều này kéo theo sức ép quy hoạch mới, tạo điều kiện để đầu tư công được phân bổ mạnh hơn vào giao thông, dịch vụ và đô thị hóa. Kết quả là giá đất tại các khu vực giáp ranh hoặc có kết nối hạ tầng tốt sẽ tăng mạnh do hấp lực mới từ cả nhà đầu tư lẫn người mua ở thực.

Nhiều đánh giá cho rằng, bất động sản tại khu vực này có thể bước vào chu kỳ tăng giá mới, đặc biệt tại các khu vực có tiềm năng phát triển khu đô thị hoặc bất động sản công nghiệp.

Trên thực tế, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, chỉ trong quý I/2025 - ngay sau khi có những thông tin về việc sáp nhập tỉnh, giá rao bán bất động sản tại khu vực đã tăng tới 700% so với quý I/2015. Riêng tháng 3/2025, lượng tìm kiếm bất động sản tại đây đã tăng 49% so với tháng trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất trong khu vực vệ tinh TP.HCM.

Theo dự báo, sau sáp nhập, giá bất động sản tại Bình Dương nói chung và các khu vực sát cạnh trung tâm TP.HCM như Đông Bắc có thể tăng từ 30 - 55% chỉ trong vòng 1-2 năm. Nguyên nhân chính đến từ tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư từ nhu cầu ở thực lẫn đầu tư sẽ tăng mạnh, đặc biệt tại các khu vực gần khu công nghiệp - nơi có lực lượng lao động lớn và nhu cầu an cư ngày càng rõ nét.

Ngoài ra, khi quy hoạch đô thị, hạ tầng giao thông và tiện ích xã hội tại Đông Bắc TP.HCM được cập nhật theo tiêu chuẩn của một đô thị loại đặc biệt, mặt bằng giá mới là điều có thể dự đoán được. Đây cũng được đánh giá là "điểm nóng" tăng giá nhờ nằm sát ranh giới Thủ Đức và sở hữu hệ thống giao thông đã và đang phát triển đồng bộ như quốc lộ 13, đường ven sông Sài Gòn, vành đai 3, vành đai 4 và đường sắt đô thị trên cao số 2.

Từ đó, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên các khu vực nằm gần ranh giới TP.HCM - những nơi có tiềm năng đón đầu sóng tăng giá. Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án cần hết sức thận trọng, chỉ nên đầu tư vào những dự án có pháp lý minh bạch, chủ đầu tư uy tín, quy hoạch ổn định nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong dài hạn.

Xuất hiện điểm "nóng" mới nổi của thị trường bất động sản phía Nam

VARS cho rằng, Bình Dương đã nổi lên như một "điểm nóng" của khu vực phía Nam, với lợi thế chiến lược về vị trí, kết nối trên nền tảng thị trường BĐS là điểm sáng của khu vực.

Sáp nhập TPHCM

Bản tin mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra đánh giá, thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trong giai đoạn “chuyển mình” với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn trầm lắng. 

Theo đó, từ cuối năm 2024, những nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý và các thông tin tích cực về quy hoạch, hạ tầng, giúp thanh khoản và giá bán thị trường khu vực phía Nam cải thiện đáng kể. 

Bước sang quý 1/2025, dù nguồn cung còn hạn chế, chủ yếu là hàng tồn kho với chỉ khoảng 2.000 sản phẩm mở bán mới, nhưng các dự án đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tăng đáng kể nhờ sức cầu phục hồi tích cực. Đặc biệt, sự trở lại của các nhà đầu tư từng tập trung vào thị trường miền Bắc đã chính thức xác nhận tín hiệu phục hồi. Cuối quý 1, đầu quý 2, các chủ đầu tư ra mắt dự án với tần suất dày hơn, giúp nguồn cung khu vực phục hồi và dần lấy lại vị thế trong cơ cấu nguồn cung nhà ở cả nước.

Điểm "nóng" mới nổi của khu vực phía Nam

Tuy nhiên, diễn biến giá trong khu vực vẫn cho thấy sự phân hóa. Tại TP.HCM, giá nhà cao khiến sức mua thực khó phục hồi. Thúc đẩy nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu đầu tư và để ở, dịch chuyển đến các khu vực giáp ranh, nơi có các dự án có pháp lý tốt, mức giá phù hợp, chính sách bán hàng hấp dẫn, hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện. Trong đó, Bình Dương đã nổi lên như một "điểm nóng" của khu vực phía Nam, với lợi thế chiến lược về vị trí, kết nối trên nền tảng thị trường BĐS là điểm sáng của khu vực.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trong năm 2024, trong khi thị trường BĐS tại các địa phương khác trong khu vực miền Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, thì thị trường BĐS Bình Dương đã “ấm” trở lại. Cụ thể, trong năm 2024, thị trường Bình Dương ghi nhận khoảng hơn 5.000 sản phẩm mở bán, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là sản phẩm căn hộ chung cư, có giá bán sơ cấp trung bình đạt 43 triệu/m2. Tỷ lệ hấp thụ chung đạt 74%, với hơn 90% giao dịch được đóng góp bởi phân khúc căn hộ.

Bước sang đầu năm 2025, thị trường Bình Dương ghi nhận tín hiệu phục hồi rõ nét, nhờ nguồn cung có xu hướng cải thiện từ hàng loạt dự án BĐS mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, và được gỡ vướng sau nhiều năm “đóng băng”. Đáng chú ý, đầu tháng 6, một số dự án BĐS chính thức mở bán đã tạo "ấn tượng" lớn với khoảng 70% bảng hàng được giao dịch sau một thời gian ngắn mở bán.

Sáp nhập TPHCM

Bước sang năm 2025, thị trường Bình Dương ghi nhận tín hiệu phục hồi rõ nét.

Việc hàng loạt dự án được ra mắt trước các tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, hạ tầng và quy hoạch, càng kích thích nhu cầu đầu tư sau giai đoạn "nén", mở ra cơ hội để thị trường bước vào chu kỳ bùng nổ mới. Trong đó, phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực tại khu vực giáp ranh TP.HCM, bao gồm thành phố Mới Bình Dương, Thuận An và Dĩ An, là tâm điểm.

Theo đó, thị trường BĐS Bình Dương có nhiều lợi thế sẵn có để phát triển BĐS. Bình Dương được biết đến là “thủ phủ công nghiệp” với hàng loạt khu công nghiệp quy mô lớn như VSIP, Sóng Thần, Mỹ Phước. Tuy nhiên, vai trò của Bình Dương đang có xu hướng mở rộng nhanh chóng, không chỉ là đô thị chất lượng cao cho lực lượng lao động trí thức làm việc tại khu vực, mà còn là bệ đỡ hạ tầng nhà ở cho TP.HCM, khi quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm.

Các khu vực như Dĩ An, Thuận An - hai đô thị cửa ngõ tiếp giáp với TP. Thủ Đức, TP.HCM đang dẫn dắt xu hướng này. Không chỉ sở hữu hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện (quốc lộ 12, metro số 1, Vành đai 3,...), khu vực này còn ghi nhận làn sóng phát triển các khu đô thị tích hợp, các dự án cao tầng chất lượng cao, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế, với mức giá thấp hơn 20-30% so với khu vực giáp ranh - khu Đông TP.HCM và các dự án có vị trí tương đương trong đô thị vệ tinh Hà Nội.

Cú huých mạnh mẽ về quy hoạch, hạ tầng

Ngoài các lợi thế sẵn có, thị trường Bình Dương đang đứng trước cơ hội lớn để bước vào chu kỳ mới, nhờ các cú huých mạnh mẽ về quy hoạch, hạ tầng. Đáng chú ý là đề án sáp nhập ba địa phương: TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa - Vũng Tàu và chủ trương hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Thủ Đức.

Thứ nhất, Sở Tài chính TP.HCM vừa đề xuất xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. Thủ Đức. Trung tâm này dự kiến sẽ tập trung các định chế tài chính, tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp công nghệ và văn phòng đại diện quốc tế. Với định hướng ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ, hạn chế nhà ở tại Thủ Đức, nhu cầu sinh sống, an cư cho hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư, nhà quản lý sẽ lan tỏa sang khu vực giáp ranh. Và các đô thị trung tâm phía Nam Bình Dương như Dĩ An, Thuận An, nơi chỉ cách trung tâm Thủ Đức 20-30 phút di chuyển sẽ là khu vực hưởng lợi đầu tiên.

Việc hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế này, không chỉ đặt ra yêu cầu về nguồn cung nhà ở cao cấp, đa dạng loại hình, mà còn kéo theo nhu cầu phát triển đồng bộ hệ sinh thái hạ tầng, tiện ích, thương mại - dịch vụ xung quanh tăng tương ứng. Là khu vực giáp ranh trực tiếp, Bình Dương sẽ được hưởng lợi lớn từ việc nâng cấp đô thị. Đồng thời, với lợi thế là thủ phủ công nghiệp của khu vực phía Nam, BĐS công nghiệp của Bình Dương cũng sẽ được hưởng lợi kép từ nhu cầu về hạ tầng hậu cần, kho vận cho các doanh nghiệp tài chính - công nghệ, logistic toàn cầu.

Thứ hai, việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đều nằm trong nhóm có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, không chỉ tái cấu trúc mạnh mẽ về hạ tầng và không gian phát triển vùng, mà còn tạo ra một “siêu vùng” phát triển với hiệu ứng cộng hưởng theo cấp số nhân, nơi mỗi địa phương không những phát huy lợi thế riêng mà còn bổ trợ và nâng tầm giá trị cho nhau. Bình Dương, vốn là trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam, sẽ được tiếp thêm động lực nhờ khả năng tiếp cận trực tiếp với hệ thống cảng nước sâu, du lịch biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu và hạ tầng dịch vụ - tài chính - thương mại của TP.HCM.

Từ đó thu hút dòng vốn đầu tư và dân cư chất lượng cao, kéo theo dân số và nhu cầu nhà ở gia tăng nhanh, nhất là nhu cầu nhà ở cao cấp của lực lượng chuyên gia, tầng lớp trung lưu và dân cư có thu nhập cao. Nhu cầu này sẽ mở rộng nhanh chóng từ vùng lõi trung tâm TP.HCM ra các khu vực đô thị vệ tinh.

Thứ ba, việc sáp nhập sẽ tạo ra một hệ thống hạ tầng liên thông, đồng bộ, từ đó nâng cao hiệu quả kết nối vùng và liên vùng. Các tuyến hạ tầng giao thông chiến lược như vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Metro kết nối TP.HCM tới Bình Dương,... sẽ không chỉ đóng vai trò giao thông đơn thuần, mà còn trở thành trục phát triển đô thị, công nghiệp và thương mại. Khi hạ tầng phát triển đồng bộ, ranh giới hành chính sẽ bị xóa mờ, thị trường BĐS Bình Dương, nhất là khu vực giáp ranh TP.HCM sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giãn dân, phân bổ lại dân cư và dòng vốn đầu tư.

Hơn thế nữa, việc sáp nhập giúp các địa phương thống nhất quy chuẩn phát triển, quy hoạch đô thị, cơ chế xét duyệt dự án, định giá đất, quy trình đầu tư, tạo sự đồng bộ và minh bạch, giúp các nhà phát triển tăng tốc triển khai, bung hàng ra thị trường.

Trên cơ sở đó, mặt bằng giá BĐS nhà ở tại Bình Dương, đặc biệt là phân khúc căn hộ phục vụ nhu cầu ở thực tại khu vực giáp ranh TP.HCM, sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do nhu cầu gia tăng từ hàng loạt cú hích chính sách, hạ tầng và quy hoạch kể trên, cùng với tác động trực tiếp từ biến động chi phí đầu vào. Cụ thể, thời gian gần đây, một số dự án tại Bình Dương đã được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xác định tiền sử dụng đất, với mức phê duyệt cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước. Điều này khiến các chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giá bán sơ cấp tăng lên nhằm bảo toàn biên lợi nhuận.

Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, khi nhiều dự án từng bị "treo pháp lý" đang dần được tháo gỡ theo hướng tương tự. Bên cạnh đó, các dự án mới được chấp thuận đầu tư cũng sẽ phải đối mặt với mặt bằng chi phí tài chính tăng lên theo bảng giá đất mới, tạo áp lực lên mức giá sơ cấp ngay từ giai đoạn triển khai đầu tiên. Các dự án có giá bán cao hơn vẫn sẽ được hấp thụ tốt khi đáp ứng nhu cầu ở thực, nhờ lực đẩy từ xu hướng giãn dân đô thị, dòng vốn dịch chuyển về vùng ven và nhu cầu của lực lượng chuyên gia tại các khu công nghiệp và trung tâm tài chính quốc tế dự kiến thành lập. Từ đó, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn cho toàn khu vực.

Căn hộ La Pura

Căn hộ La Pura mặt tiền đường QL13 lièn kề Aeon Mall và Lotte Mart, thanh toán chỉ 10% nhận nhà

 

36 xã, phường Bình Dương thay biển tên thể hiện thuộc TP.HCM, dự kiến nhân sự

Biển tên nhiều xã, phường ở Bình Dương đã thể hiện thuộc TP.HCM mới, nhân sự cũng đã được dự kiến, chờ chính thức hợp nhất với TP.HCM.

Trụ sở Phường Bình Dương

Trụ sở UBND phường Bình Dương đã có biển tên với dòng địa chỉ mới thuộc TP.HCM

Ngày 21-6, theo ghi nhận tại nhiều xã, phường mới tại Bình Dương đã hoàn thành việc thay biển tên thể hiện thuộc TP.HCM. Đồng thời nhân sự 36 xã, phường sau sáp nhập của Bình Dương cũng đã được dự kiến, sẽ chính thức có quyết định khi sáp nhập với TP.HCM.

Tại trụ sở phường Bình Dương (sáp nhập từ 4 phường cũ là Hòa Phú, Phú Tân, Phú Mỹ, Phú Chánh), phía dưới tên "UBND phường Bình Dương" là dòng chữ địa chỉ đã được cập nhật thuộc TP.HCM.

"Đường Võ Nguyên Giáp, khu phố 1, phường Bình Dương, TP.HCM" là dòng địa chỉ trụ sở của phường Bình Dương mới. Nhiều người dân địa phương còn khá bỡ ngỡ, nhưng cũng hứng thú với cách gọi địa giới hành chính này.

Trong dòng địa chỉ, địa danh trước đây là cấp huyện "thành phố Thủ Dầu Một" đã không còn. Đồng thời địa danh cấp tỉnh đã đổi từ "tỉnh Bình Dương" sang "thành phố Hồ Chí Minh".

Tương tự, tại các trụ sở, điểm tiếp nhận dịch vụ công tại Bình Dương trước đây vốn là cấp huyện, thành phố thì nay đã đổi tên, gắn biển tên trở thành các phường Thủ Dầu Một, xã Bàu Bàng, phường Thuận An…

Theo báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm 36 trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, phường tại Bình Dương, có tổng cộng 718 thủ tục hành chính được thực hiện tại cấp xã, phường. Trung bình mỗi xã, phường có khoảng 12 - 15 nhân sự hành chính công.

Ngoài ra còn có cán bộ của văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ cấp sở được cử xuống các trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục trong lĩnh vực đất đai.

Tính trong ba ngày vận hành thử nghiệm (từ 16 đến 19-6), đã có hơn 19.000 hồ sơ được tiếp nhận tại 36 xã, phường mới của Bình Dương. Trong đó đã có hơn 70% hồ sơ trả kết quả, còn lại được chuyển cho phòng ban chuyên môn tiếp tục xử lý.

Về nhân sự cho 36 xã, phường mới, tại hội nghị sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp được tổ chức ngày 20-6, Tỉnh ủy Bình Dương đã công bố các nhân sự vận hành thử nghiệm tại 36 xã, phường mới.

Các quyết định bổ nhiệm chính thức sẽ được công bố sau, sẵn sàng để các xã, phường chính thức đi vào hoạt động, sáp nhập với TP.HCM từ ngày 1-7-2025.

Chi tiết trụ sở các phường, xã mới sau sáp nhập 2025 ở Bình Dương

Ngày 22/4, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp lần thứ 92 thông qua dự thảo tờ trình, đề án và nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương năm 2025.

Sap nhập Phường Xã Bình Dương

Theo phương án sắp xếp có 36 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính bảo đảm các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

ĐVHC cấp xã sau sắp xếp đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.

Theo đề án sắp xếp, từ 91 xã, phường sau sáp nhập có 36 ĐVHC, trong đó có 24 phường, 12 xã. 36 ĐVHC cấp xã đều đạt và vượt các chuẩn quy định theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Theo đề án, phường Dĩ An trở thành phuờng có quy mô dân số đông nhất, với 227.817 người/diện tích tự nhiên là 21,375 km2; xếp thứ hai về quy mô dân số là phường An Phú với 162.930 người/diện tích tự nhiên là 16,851 km2.

Trong khi đó, xã Phú Giáo là đơn vị có diện tích tự nhiên rộng nhất với 192,833 km2, quy mô dân số là 42.739 người; xếp thứ hai là xã Dầu Tiếng với diện tích 182,685 km2, có quy mô dân số là 39.056 người.

Phường Thới Hòa là phường duy nhất đủ tiêu chuẩn về quy mô diện tích, dân số nên giữ nguyên hiện trạng với diện tích tự nhiên là 37,930 km2, quy mô dân số là 79.601 người.

Chi tiết tên gọi 36 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Dương sau sắp xếp (theo đề án) như sau:

1. Thành lập phường Đông Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Bình An, Bình Thắng, Đông Hòa, trụ sở đặt tại phường Đông Hòa.

2. Thành lập phường Dĩ An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Dĩ An, An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long, Đông Tác thuộc phường Tân Đông Hiệp, trụ sở đặt tại UBND thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An).

3. Thành lập phường Tân Đông Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường Tân Bình và các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An thuộc phường Tân Đông Hiệp; Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ thuộc phường Thái Hòa, trụ sở đặt tại phường Tân Bình.

4. Thành lập phường Thuận An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã An Sơn và các phường: Hưng Định, An Thạnh, trụ sở đặt tại phường Hưng Định.

5. Thành lập phường Thuận Giao trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn.

6. Thành lập phường Bình Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Bình Hòa và các khu phố Trung, Đông, Phú Hội thuộc phường Vĩnh Phú, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa. (Căn hộ La Pura)

7. Thành lập phường Lái Thiêu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Lái Thiêu, Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây thuộc phường Vĩnh Phú, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thuận An).

8. Thành lập phường An Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B thuộc phường Bình Chuẩn, trụ sở đặt tại phường An Phú.

9. Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Chánh, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

10. Thành lập phường Chánh Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Định Hòa, Tương Bình Hiệp và các khu phố: 6, 8, 9 thuộc phường Hiệp An; Chánh Lộc 3, Chánh Lộc 4, Chánh Lộc 5, Chánh Lộc 6, Mỹ Hảo 1, Mỹ Hảo 2 thuộc phường Chánh Mỹ, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp.

11. Thành lập phường Thủ Dầu Một trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và các khu phố: 1, 2, 3, 4 thuộc phường Hiệp Thành; Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 thuộc phường Chánh Mỹ, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thủ Dầu Một (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

12. Thành lập phường Phú Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Phú Lợi, Phú Hòa và các khu phố: 5, 6, 7, 8 thuộc phường Hiệp Thành, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa.

13. Thành lập phường Vĩnh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Tân Bình và phường Vĩnh Tân, trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân.

14. Thành lập phường Bình Cơ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Mỹ và phường Hội Nghĩa, trụ sở đặt tại phường Bình Mỹ.

15. Thành lập phường Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Bạch Đằng, Tân Lập và các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương thuộc xã Tân Mỹ và phường Uyên Hưng, trụ sở đặt tại UBND thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của Tân Uyên).

16. Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Khánh Bình, Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Hiệp.

17. Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thạnh Hội và các phường: Thạnh Phước, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp và các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước thuộc phường Thái Hòa, trụ sở đặt tại phường Thái Hòa.

18. Thành lập phường Phú An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Phú An, phường Tân An và các khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 7 thuộc phường Hiệp An, trụ sở đặt tại phường Hiệp An.

19. Thành lập phường Tây Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các ấp: Kiến An, Hố Cạn thuộc xã An Lập; Chợ, Lâm Vồ, Gò Mối, Xóm Lẫm, Xóm Bưng, Xóm Bến, Suối Cát, Lê Danh Cát, Bưng Còng, Rạch Kiến thuộc xã Thanh Tuyền và phường An Tây, trụ sở đặt tại phường An Tây.

20. Thành lập phường Long Nguyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Long Nguyên, phường An Điền và khu phố 1 thuộc phường Mỹ Phước, trụ sở đặt tại phường An Điền.

21. Thành lập phường Bến Cát trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Tân Hưng, Lai Hưng và các khu phố 2, 3, 4, 5 thuộc phường Mỹ Phước, trụ sở đặt tại UBND thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm của Bến Cát).

22. Thành lập phường Chánh Phú Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hưng Hòa và phường Chánh Phú Hòa, trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa.

23. Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

24. Thành lập phường Hòa Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các phường: Tân Định, Hòa Lợi, trụ sở đặt tại phường Hòa Lợi.

25. Thành lập xã Bắc Tân Uyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Đất Cuốc, Tân Định và thị trấn Tân Thành, trụ sở đặt tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của Bắc Tân Uyên).

26. Thành lập xã Thường Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm và các ấp: 1, Giáp Lạc thuộc xã Tân Mỹ, trụ sở đặt tại xã Thường Tân.

27. Thành lập xã An Long trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Linh, An Long, Tân Long, trụ sở đặt tại xã An Long.

28. Thành lập xã Phước Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: An Thái, Phước Sang, Tân Hiệp, trụ sở đặt tại xã Phước Sang.

29. Thành lập xã Phước Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Vĩnh Hòa, Phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột thuộc xã Tam Lập, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa.

30. Thành lập xã Phú Giáo trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm thuộc xã Tam Lập; xã An Bình và thị trấn Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại UBND huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm của Phú Giáo).

31. Thành lập xã Trừ Văn Thố trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng thuộc thị trấn Lai Uyên, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố.

32. Thành lập xã Bàu Bàng trên cơ sở trên cơ sở diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Lai Uyên (trừ khu phố Bàu Lòng), trụ sở đặt tại UBND huyện Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của Bàu Bàng).

33. Thành lập xã Minh Thạnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Minh Hòa và các ấp: Tân Bình, Tân Thanh, Tân Phú, Tân Đức, Tân Tiến thuộc xã Minh Tân; Cây Liễu, Đồng Sơn, Đồng Bé, Lò Gạch, Tân Minh thuộc xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa.

34. Thành lập xã Long Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Long Tân, Long Hòa và các ấp: Tân Định thuộc xã Minh Tân; Căm Xe, Cần Đôn thuộc xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Long Hòa.

35. Thành lập xã Dầu Tiếng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã: Định An, Định Thành và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước thuộc xã Định Hiệp và thị trấn Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại UBND huyện Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của Dầu Tiếng).

36. Thành lập xã Thanh An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thanh An và các ấp: Đường Long thuộc xã Thanh Tuyền; Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương thuộc xã Định Hiệp; Bàu Khai, Chót Đồng, Phú Bình, Đất Đỏ, Hàng Nù thuộc xã An Lập, trụ sở đặt tại xã Thanh An.

Sap nhập Phường Xã Bình Dương

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp, cụ thể như sau:

(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:

- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì Chính phủ báo cáo UBTVQH hội xem xét, quyết định.

(4) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

Như vậy, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo đúng đề án, cụ thể là thực hiện theo điểm b, điểm c khoản 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên.

Bình Dương xuất khẩu gần 15 tỷ USD trong 5 tháng

Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt gần 15 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Tại cuộc họp chiều 29/5, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2025, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 9,22% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 14,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương đạt 795 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ. Trong lĩnh vực đầu tư trong nước, đã thu hút được 63.420 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, tăng 32,7% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách đạt 39.491 tỷ đồng, bằng 55% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 50% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua, tăng 29% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, triển khai thực hiện cao điểm 100 ngày đêm thi đua thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, đến nay tỉnh đã giải ngân được 2.049 tỷ đồng...

Cũng tại cuộc họp, UBND tỉnh Bình Dương đã bàn về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5 năm 2025; dự thảo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2025; dự thảo quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP…

Lấy ý kiến về thẩm quyền phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với dự án đầu tư xây dựng giai đoạn I đường Vành đai 4 TPHCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Nghe báo cáo kết quả đàm phán hợp đồng dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương theo phương thức đối tác công tư.

Thị Trường Bất Động Sản Bình Dương: Nhu Cầu Ở Thực Liên Tục Gia Tăng

Bất động sản Bình Dương đang là một trong những thị trường vệ tinh sôi động bậc nhất của TP.HCM khi tỷ lệ hấp thụ tăng cao cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp với các phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực.

Làn Sóng Ở Thực Tăng Trưởng Mạnh Ở Bình Dương

Thị trường bất động sản Bình Dương đang chứng kiến làn sóng tăng trưởng mạnh của nhu cầu ở thực. Nhu cầu ở thực của Bình Dương liên tục tăng qua các năm nhờ sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, tất yếu kéo thu nhu cầu lớn về bất động sản nhà ở, thương mại và dịch vụ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vào cuối năm 2024, dân số Bình Dương đạt khoảng 3.105.479 người, đứng thứ 6 cả nước. Trong giai đoạn 2017- 2021, Bình Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng dân số với tỷ lệ tăng 1,11 lần.

Thị trường bất động sản Bình Dương ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của làn sóng ở thực

Không chỉ gia tăng mạnh mẽ dân số tự nhiên, Bình Dương cũng đứng đầu về tăng dân số cơ học khi tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước, đạt 35,6%. Trung bình mỗi năm tỉnh này tăng khoảng 100.000 dân. Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam cho biết, cứ 5 người dân trên 5 tuổi của tỉnh Bình Dương thì có một người là người nhập cư từ tỉnh khác đến.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam cho biết, với vai trò thủ phủ công nghiệp phía Nam và là tỉnh luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút FDI, Bình Dương thu hút hàng ngàn công nhân và người lao động từ các tỉnh thành khác về làm việc. Cùng với đó, tỉ lệ sinh đẻ cao góp phần làm gia tăng dân số ở Bình Dương, kéo theo nhu cầu ở thực cao.

Ngoài ra, sự tăng trưởng nhu cầu ở thực tại Bình Dương còn đến từ làn sóng di cư của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Dữ liệu thị trường bất động sản quý 1/2025 của Batdongsan.com.vn ghi nhận, giá trung bình căn hộ tại TP.HCM đã tăng từ mức 39 triệu đồng/m2 vào quý 1/2023 lên mức 59 triệu đồng/m2 vào quý 1/2025. Đây chỉ là mức trung bình chung của toàn thị trường, còn trên thực tế, giá căn hộ TP.HCM ở nhiều nơi đã xác lập mức 150-200 triệu đồng/m2. Mặt bằng giá căn hộ TP.HCM tăng cao đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân đang lao động, làm việc tại TP.HCM, đặc biệt là tại khu Đông chọn di chuyển về Bình Dương để mua nhà.

Bất Động Sản Đáp Ứng Nhu Cầu Ở Thực Ghi Nhận Thanh Khoản Tăng Mạnh

Trên thực tế, phân khúc bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực tại Bình Dương đang ghi nhận thanh khoản tăng mạnh trong thời gian gần đây trước những chuyển biến trên của thị trường.

Đơn cử, ở thị trường đất nền Dĩ An, Thuận An hay Bến Cát, những mảnh đất có giá trị khoảng 1-2 tỷ đồng/lô ghi nhận thanh khoản cao từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tại Dĩ An,đất tại Tân Bình với giá dao động 10-15 triệu đồng/m2, đất khu đô thị Đông Bình Dương với giá dao động 12-17 triệu đồng/m2 , đất Bình An với mức giá 18-22 triệu đồng/m2… ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh, gấp rưỡi năm ngoái. Câu chuyện giao dịch sôi động cũng diễn ra với đất nền Thuận An có khoảng giá dưới 2 tỷ đồng/lô tại Lái Thiêu, Bình Hòa, An Phú, Bình Nhâm. Theo các môi giới, lượng người mua ở thực chiếm đến 80%. Tỉ lệ mua đầu tư chỉ chiếm khoảng 20%.

Không chỉ đất nền, phân khúc căn hộ chung cư Bình Dương cũng đón làn sóng tăng trưởng của người mua ở thực. Một điểm đáng thú vị mà chị Thục Vy, môi giới bất động sản Bình Dương chia sẻ là với đất nền, người mua ở thực áp đảo là người đang sinh sống, làm việc tại Bình Dương thì với phân khúc căn hộ, bên cạnh tập khách hàng đó thì còn có một phận lớn khách hàng đến từ TP.HCM do khả năng tài chính chỉ có thể mua được căn hộ ở Bình Dương. Mặt bằng giá rẻ và chính sách bán hàng tốt khiến phân khúc căn hộ tại Bình Dương ghi nhận thanh khoản cao.

Căn hộ La Pura

Các phân khúc đáp ứng nhu cầu thực tại Bình Dương ghi nhận thanh khoản tốt

Đơn cử, Phú Đông SkyOne tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An với mức giá chỉ từ 30 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ 42-75m2, tổng giá thành chỉ khoảng 1,5- nhỉnh 2 tỷ đồng/căn đi cùng chính sách thanh toán 10% đến khi nhận nhà , hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay và được ân hạn gốc trong 24 tháng vào thời điểm cuối năm 2024 khiến dự án này đạt thanh khoản ấn tượng trên 80% bảng hàng mỗi lần mở bá

Hay dự án TT AVIO của liên doanh Nhật Cosmos Initia, Koterasu và TT Capital với khoảng 2.000 căn hộ có giá từ 32 triệu đồng/m2 cũng là dự án làm mưa làm gió tại thị trường Bình Dương từ năn ngoái đến năm nay. Với mức giá chỉ từ 32 triệu đồng/m2, tổng giá thành chỉ từ 1,25 tỷ/ căn với chính sách trả góp 9 triệu đồng mỗi tháng trong 7 năm liên tục và không vay cho đến khi nhận nhà đã khiến các đợt mở bán luôn có thanh khoản trên 90%.

Căn hộ La Pura đang được chú ý với phong cách căn hộ tiêu chuẩn "Xanh" đầu tiên tại Tỉnh Bình Dương, mặt tiền Đại lộ Bình Dương với khoảng 5.000 căn hộ có giá từ 46 triệu đồng/m2 được bàn giao đầy đủ nội thất, khách hàng chỉ cần "sách vali" vào ở. Đặc biệt, phương thức thanh toán "độc lạ Bình Dương", chỉ cần thanh toán 10% cho đến khi nhận nhà là điểm đáng chú ý của các nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Ngoài ra, các dự án chung cư đã bàn giao như Bcons Green View, các tòa đã bàn giao của Charm City, Bcons Plaza, Samsora Riverside… cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái. Căn hộ tại các dự án này có giá thành cũng chỉ khoảng 2 tỷ đồng/căn.Tuy nhiên các dự án này là hàng chuyển nhượng, giao dịch diễn ra giữa chủ nhà và người mua, không đi kèm các chính sách bán hàng hấp dẫn như sơ cấp nên thanh khoản dù tăng nhưng không mạnh bằng các dự án sơ cấp.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, với nhu cầu ở thực lớn, là tỉnh gần nhất và có các tiện ích nổi bật so với các tỉnh ven TP.HCM nên không khó hiểu khi Bình Dương là lựa chọn lý tưởng với cư dân. Với lợi thế an cư, mức độ quan tâm bất động sản tại tỉnh chủ yếu đến từ nhu cầu người dân địa phương và lân cận. Đây là 2 nhóm khách hàng chủ đạo mua bất động sản Bình Dương trong hiện tại và tương lai gần.

Bình Dương sau sáp nhập, khu vực nào hưởng lợi?

Giá bất động sản tại khu vực Đông Bắc TP.HCM chưa tương xứng với tiềm năng, có thể gia tăng trong tương lai. Các dự án chung cư cao cấp được dự báo bùng nổ, tạo cơ hội cho nhà đầu tư đón đầu xu hướng.

Bất động sản Bình Dương vào chu kỳ tăng giá mới

Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản Bình Dương đón nhận hàng loạt dự án mới được giới thiệu, mở bán với nhiều chính sách cạnh tranh, thu hút người mua. Sự chuyển mình rõ rệt của thị trường thể hiện ở mức độ quan tâm và giao dịch tại khu vực này đang phục hồi, đặc biệt ở vùng giáp ranh TP.HCM như Thuận An.

Trên thực tế, theo đơn vị nghiên cứu Batdongsan.com.vn, lượng tìm kiếm bất động sản tại Bình Dương trong tháng 3 tăng 49% so với tháng trước đó. Vào tháng 4, Thuận An tiếp tục dẫn đầu về mức độ quan tâm bất động sản tại khu vực phía Nam, trừ TP.HCM.

Biểu đồ Bất Động Sản

Cũng theo đơn vị này, trong quý đầu năm, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với cùng kỳ 10 năm trước.

Trong các phân khúc, dữ liệu cho thấy chung cư có sự gia tăng đáng kể về mức độ quan tâm. Vào tháng 3, nhu cầu tìm kiếm chung cư tại Bình Dương tăng 46% so với tháng trước đó. Trong vòng 10 năm trở lại đây, giá rao bán trung bình chung cư tại tỉnh này đã tăng khoảng 112%.

Theo dự báo từ Savills Việt Nam, từ nay đến 2027, Bình Dương dự kiến có khoảng 20.000 - 24.000 căn hộ thương mại được triển khai. Mặt bằng giá bất động sản Bình Dương được dự báo tiếp tục tăng trong các năm tới đây, nhất là với các vùng trung tâm đô thị hóa cao. Điều này sẽ kéo theo áp lực về nhà ở gia tăng ở thị trường này.

Một trong những lý do khiến bất động sản Bình Dương, đặc biệt là chung cư, có tiềm năng tăng giá vì sở hữu vị trí chiến lược liền kề TP.HCM, chịu ảnh hưởng từ đà tăng của thành phố này. Đầu năm nay, Bình Dương cũng ban hành bảng giá đất điều chỉnh áp dụng cho năm 2025, tác động đến chi phí tạo lập quỹ đất của doanh nghiệp cũng như tiền sử dụng đất trên địa bàn. Giá bán nhà vì thế cũng tăng theo.

Đặc biệt, chuyên gia cho rằng việc sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Việc sáp nhập sẽ khiến nhu cầu nhà ở, văn phòng, thương mại tăng vọt, đặc biệt ở các khu vực giáp ranh như Thuận An (Bình Dương), trong bối cảnh giá bất động sản tại các khu vực này hiện thấp hơn nhiều so với trung tâm TP.HCM nên sau khi sáp nhập cũng có thể gia tăng.

Đông Bắc TP.HCM trở thành điểm nóng đầu tư

Sau sáp nhập, Đông Bắc TP.HCM được dự báo trở thành điểm nóng đầu tư của thị trường phía Nam, khi sở hữu loạt dự án giao thông huyết mạch, đón làn sóng di dân. Khu vực này có lợi thế về vị trí kết nối liên vùng và hàng chục nghìn tỷ đồng được đổ vào các tuyến giao thông huyết mạch.

Liên kết vùng TPHCM - Bình Dương - BRVT

Đầu tiên phải kể đến là tuyến Vành đai 3 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp kết nối các khu công nghiệp và cảng biển, đồng thời giảm áp lực logistics và chi phí vận chuyển. Tiếp đó, quốc lộ 13 qua khu Đông Bắc TP.HCM cũng đang được nâng cấp mở rộng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2027–2028, góp phần thúc đẩy dòng dịch chuyển dân cư từ nội đô ra cửa ngõ thành phố.

Ngoài ra, không thể không kể đến những dự án giao thông mới tăng cường kết nối vùng như Vành đai 4 TP.HCM, đường sắt TP.HCM - Long Thành, metro số 1 nối dài đi Bình Dương, đường ven biển phía Nam qua TP.HCM... Giao thông được đầu tư đồng bộ không chỉ rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các đô thị vùng Đông Nam Bộ mà còn mở ra tiềm năng lớn cho bất động sản giáp ranh TP.HCM.

Bên cạnh lợi thế hạ tầng, khu vực này còn có nhiều tiện ích nổi trội như 2 trung tâm thương mại Lotte Mart và Aeon Mall, bệnh viện quốc tế Becamex… Nhiều cụm công nghiệp lớn như VSIP, Becamex hoạt động tại đây với lượng chuyên gia lớn chọn sinh sống, làm việc, kích thích phát triển nhà ở.

Cơ sở hạ tầng, tiện ích được hoàn thiện thì cũng là lúc người dân ồ ạt tìm đến mua bất động sản để ở hoặc đầu tư. Vì vậy, số lượng giao dịch được dự báo sẽ tăng đột biến tại khu Đông Bắc TP.HCM trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, nhóm khách hàng chính của thị trường này là đội ngũ chuyên gia, khách hàng cao cấp. Họ có nhu cầu tương đối lớn về nhà ở chất lượng cao, đặc biệt là các dự án chung cư cao cấp có chất lượng vượt trội và tiện ích đầy đủ. Song, Đông Bắc TP.HCM lại có nguồn cung chưa tương xứng.

Phân khúc chung cư cao cấp vẫn chiếm tỷ trọng ít, khó đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng cao cấp và chuyên gia. Vì vậy, sự thiếu hụt nguồn cung cho nhóm khách hàng này tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư phát triển các dự án cao cấp tại Đông Bắc TP.HCM, hứa hẹn sức hấp thụ và bùng nổ về thanh khoản.

Căn hộ La Pura

Căn hộ La Pura đang được hưởng lợi từ hạ tầng phát triển Đông Bắc TPHCM

Thị trường bất động sản TP.HCM mới đón cơ hội từ xu hướng giãn dân hậu sáp nhập?

Việc sáp nhập tạo nên TP.HCM mới chính là bước ngoặt quan trọng về địa giới hành chính, mở ra một thời kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản toàn khu vực.

Khi không ranh giới hành chính, xu hướng giãn dân khỏi khu vực nội đô TP.HCM càng trở nên rõ rệt, kéo theo nhu cầu nhà ở, khu đô thị mới tại các vùng giáp ranh tăng mạnh.

Cơ hội từ không gian phát triển mới

Mới đây, UBND TP.HCM báo cáo Chính phủ đề án sáp nhập của TP.HCM mới. Theo đó, TP.HCM mới rộng 6.772 km2, dân số hơn 13,7 triệu người. Quy mô kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM mới là 2,71 triệu tỷ đồng, chiếm gần 24% trong tổng quy mô kinh tế hiện nay. Theo lộ trình, TP.HCM mới đi vào hoạt động từ ngày 15/9 sẽ mang đến những kỳ vọng mới cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

sáp nhập TPHCM

TP.HCM mới chiếm gần 24% trong tổng quy mô kinh tế hiện nay

Theo bà Giang Huỳnh, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Savills TP.HCM, việc sáp nhập sẽ tạo ra một trung tâm kinh tế - đô thị mới có sức cạnh tranh mạnh mẽ, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, địa lý và cơ sở hạ tầng của ba địa phương. Vị trí liền kề và hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa ba địa phương giúp việc quy hoạch không gian kinh tế, đô thị thuận lợi và hiệu quả hơn. Quỹ đất mở rộng, tạo điều kiện cho các chiến lược giãn dân, phát triển đô thị vệ tinh và xây dựng các khu đô thị mới hiện đại. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông dự kiến được đồng bộ hóa, đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường thủy và cảng biển sẽ tăng cường khả năng liên kết vùng và nâng cao năng lực logistics.

Khi không còn bị giới hạn bởi quy hoạch cấp tỉnh, sẽ mở ra cơ hội phát triển quỹ đất mới, thúc đẩy thị trường bất động sản vùng ven với loạt dự án nhà ở, đô thị vệ tinh phục vụ nhu cầu giãn dân, công nghiệp và dịch vụ.

Theo đó, Bình Dương - một trong những địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu sẽ chuyển mình mạnh mẽ khi trở thành một phần của vùng đô thị trung tâm thay vì chỉ là vệ tinh của TP.HCM. Điều này giúp định vị lại giá trị bất động sản, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh như Thuận An (hay còn gọi là Đông Bắc TP.HCM) - nơi có sẵn hạ tầng giao thông và dịch vụ.

Sau sáp nhập, các khu giáp ranh TP.HCM như khu Đông Bắc không chỉ có tiềm năng trở thành nơi an cư lý tưởng, mà còn có thể phát triển thành cụm đô thị sáng tạo nhờ vào quỹ đất lớn, nhiều dư địa tăng giá và kết nối giao thông thuận tiện. Trong bối cảnh TP.HCM đang đối mặt với áp lực dân số và hạ tầng quá tải, xu hướng giãn dân sẽ là tất yếu.

Làn sóng mua vào tăng mạnh sau thông tin sáp nhập

Hiện nay, xu hướng giãn dân từ TP.HCM sang Bình Dương nói chung, khu Đông Bắc nói riêng ngày càng rõ nét, nhất là trong bối cảnh giá bất động sản trung tâm TP.HCM liên tục leo thang và hạ tầng kết nối vùng ngày càng hoàn thiện. Khảo sát thực tế cho thấy, giá căn hộ TP.HCM cao hơn căn hộ vùng vệ tinh trung bình từ 2 đến 5 lần, tùy vị trí. Điều này có nghĩa dư địa tăng giá của chung cư nội đô TP.HCM không còn lớn, còn chung cư khu vực vệ tinh khi được sáp nhập vào TP.HCM sẽ có sức bật về giá.

Bên cạnh đó, việc mở rộng các tuyến giao thông như Quốc lộ 13, Vành đai 3, đường ven sông Sài Gòn, đường sắt đô thị trên cao số 2 (metro số 2),… cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển, tạo điều kiện cho cư dân "sống Đông Bắc TP.HCM, làm trung tâm TP.HCM". Sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, tiện ích và môi trường sống đang biến khu Đông Bắc trở thành điểm đến lý tưởng cho làn sóng giãn dân, đồng thời mở ra cơ hội mới cho thị trường bất động sản.

Theo dữ liệu thị trường bất động sản tháng 4/2025 của Batdongsan.com.vn, trong số các thị trường lân cận TP.HCM thì Bình Dương nói chung, Đông Bắc TP.HCM nói riêng đang đứng đầu về mức độ quan tâm bất động sản tại khu vực phía Nam.

Ghi nhận thực tế cũng cho thấy, làn sóng mua ở thực và làn sóng đầu tư đang tăng nhiệt trên thị trường chung cư Đông Bắc TP.HCM. Đặc biệt, cả hai nhóm khách ở thực và đầu tư đều tập trung vào nguồn hàng sơ cấp do có sự hỗ trợ của các chính sách bán hàng hấp dẫn. Do đó, không khó hiểu khi nhiều dự án sơ cấp đang có thanh khoản tốt trên thị trường.

Căn hộ La Pura

Trung bình Sales Gallery dự án La Pura đón 100-150 lượt khách mỗi ngày và 250 – 300 lượt khách dịp cuối tuần tham quan và trải nghiệm căn hộ mẫu

Đơn cử, dự án La Pura được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa ra mắt thị trường với mức giá chỉ từ 46 triệu đồng/m2, bàn giao đầy đủ nội thất đang ghi nhận sự quan tâm tốt. Dự án này có chính sách bán hàng vượt trội khi khách hàng chỉ cần thanh toán 10% giá trị căn hộ cho đến khi nhận nhà.Khoản còn lại, ngân hàng giải ngân, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất trong 24 tháng và ân hạn nợ gốc lên đến 36 tháng. Nhờ mức giá mềm và chính sách bán hàng này, trung bình, cứ 10 khách đến tham quan nhà mẫu dự án thì có đến 7-8 khách đăng ký giữ chỗ. Đáng chú ý, chỉ sau vài ngày khai trương Sales Gallery La Pura đã đạt hơn 3.000 lượt giữ chỗ.

Giới chuyên gia nhận định, từ nay đến cuối năm 2025 là giai đoạn tốt nhất để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đón đầu xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ sau sáp nhập. Những khu vực giáp ranh TP.HCM, gần các khu công nghiệp, có hạ tầng đồng bộ sẽ là tâm điểm của làn sóng đầu tư mới với biên độ tăng giá và tiềm năng phát triển vượt trội.

Quy hoạch TP Thuận An 2040: Đô thị loại I, xây thêm 3 cầu kết nối TP.HCM

UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thuận An đến năm 2040 với nhiều điểm nhấn như mục tiêu đô thị loại I, tầng cao xây dựng 60 tầng, xây thêm 3 cầu kết nối TP.HCM và chuyển KCN Việt Hương, Đồng An thành khu đô thị, dịch vụ…

 

Bàn đồ sử dụng đất TP Thuận An

Thành phố Thuận An là đô thị dịch vụ - công nghiệp quy mô lớn ở phía Nam tỉnh Bình Dương; Kết nối hệ thống đô thị phía Bắc của tỉnh Bình Dương với TP.HCM; Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và vùng TP.HCM; Có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng.

Hiện tại, thành phố Thuận An đang là đô thị loại III theo Quyết định số 114/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 07/3/2017. Mục tiêu giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu phát triển thành phố Thuận An đạt tiêu chí loại II, trong đó có nâng cấp xã An Sơn thành phường. Giai đoạn 2031 - 2040: Phấn đấu phát triển thành phố Thuận An đạt tiêu chí loại I.

Về phân khu vực phát triển thành phố Thuận An được quy hoạch như sau:

Các khu vực cải tạo, chỉnh trang: Diện tích khoảng 2.008 ha. Các khu vực này lấy cải tạo chỉnh trang là chính kết hợp phát triển các dự án mới trên đất nông nghiệp xen cài và đất công nghiệp di dời. Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Ưu tiên phát triển các dự án theo hướng tăng thêm quỹ đất phát triển hạ tầng xã hội như mẫu giáo mầm non, công viên cây xanh... Khu vực này dự kiến khoảng 290.000 người.

Khu đô thị truyền thống: Gồm khu vực trung tâm phường Lái Thiêu diện tích khoảng 99,72ha và khu vực xung quanh chợ Búng diện tích khoảng 8,39ha. Đây là khu vực được cải tạo, chỉnh trang theo hướng giữ gìn bản sắc văn hoá vật thể và phi vật thể đồng thời tập trung phát triển thương mại, dịch vụ - nhà hàng, khách sạn, phố đi bộ, phố đêm... phục vụ du lịch gắn với khu vực du lịch vườn trái cây Lái Thiêu. Dân số dự kiến khoảng 19.000-21.000 dân.

Các hành lang đất hỗn hợp (chuyển đổi): được quy hoạch khoảng 1.154 ha trên các trục chính đô thị như các đường Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường ĐT.743a ,đường ĐT.743b và ĐT.743c, những tuyến đường có quy hoạch đường sắt đô thị và các đường Liên phân khu như đường Thủ Khoa Huân, đường 22 tháng 12 và một số đường chính khu vực... Định hướng phát triển các khu này: Ưu tiên chuyển đổi để phát triển các dự án đa chức năng như dịch vụ - đô thị, nhà ở chất lượng cao, giáo dục và đào tạo...; hình thành các trung tâm dịch vụ đô thị gắn kết với các ga đường sắt đô thị, các trục đường chính đô thị; Hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có giao thông kết nối với các trục đường chính. Các hành lang đô thị này dự kiến dân số khoảng 480.000-500.000 dân.

Các hành lang đất hỗn hợp phát triển mới: Được quy hoạch khoảng 260 ha đất ven sông Sài Gòn và hai bên đường Vành đai III là khu vực chưa có đường xây dựng, quỹ đất nông nghiệp còn lớn, mật độ xây dựng thấp. Định hướng quy hoạch là thu hút các dự án đầu tư xây dựng mới các tổ hợp giải trí, du lịch, khách sạn nhà hàng, chung cư chất lượng cao, condotel và các công trình dịch vụ đô thị khác. Hình thành các trung tâm dịch vụ chất lượng cao xung quanh các bến hành khách trên sông Sài Gòn; Hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có giao thông kết nối với khu vực xung quanh. Dân số dự kiến khoảng 40.000-52.000 dân.

Phát triển khu đô thị vườn trái: Giữ lại vườn trái khoảng 659 ha phát triển theo chiều sâu khu đô thị vườn trái đến năm 2040 tại An Sơn, An Thạnh và Hưng Định. Định hướng phát triển: tạo lập mô hình khu đô thị vườn trái gắn nhà ở kết hợp homestays với các vườn trái chất lượng cao phục vụ du lịch, đồng thời giữ lại một mảng xanh- sinh thái cho thành phố Thuận An. Dân số dự kiến khoảng 13.000- 15.000 dân.

Quy hoạch TP Thuận An

Về định hướng phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội:

Cơ quan hành chính: Xây dựng trung tâm hành chính mới trên đường Nguyễn Văn Tiết với diện tích khoảng l0ha. Xây dựng trụ sở ngành Công an trên đường Bùi Hữu Nghĩa. Cải tạo nâng cấp trung tâm hành chính các phường; Di dời các công trình hành chính nằm trên các trục giao thông chính vào các đường liên khu vực theo quy chuẩn quy hoạch.

Công trình văn hóa - thể thao: Xây dựng mới Trung tâm Văn hoá Thể thao trên đường Nguyễn Trãi tại phường Lái Thiêu. Giữ nguyên Trung tâm văn hoá công nhân tại phường An Phú, Bình Hòa. Nâng cấp cải tạo các trung tâm văn hóa, thể thao các phường; Nâng cấp khu Di tích lịch sử Thuận An Hòa tại phường Thuận Giao.

Công trình giáo dục, đào tạo: Cải tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hiện có trên địa bàn, đồng thời kêu gọi các dự án đầu tư các trường đào tạo dạy nghề ngoài công lập vào địa bàn thành phố. Khuyến khích các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh mở phân hiệu đại học, đào tạo tại thành phố Thuận An. Xây dựng thêm 05 trường THPT tại phường Bình Chuẩn, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Hưng Định và Thuận Giao (dự án Khu định cư Việt - Sing). Phấn đấu đưa thành phố Thuận An thành trung tâm đào tạo của tỉnh và của khu vực.

Trung tâm Y tế: Mở rộng bệnh viện đa khoa hiện hữu sang đường Ba tháng Hai với quy mô 500 giường trên diện tích đất khoảng 6,4ha; Xây dựng mới bệnh viện đa khoa thành phố Thuận An tại phường Bình Hòa với quy mô 400 - 500 giường trên diện tích đất 5ha trên đường Bùi Hữu Nghĩa. Tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư về y tế để đưa thành phố Thuận An trở thành Trung tâm Y tế của tỉnh Bình Dương và vùng vùng phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Quy hoạch 537,70 ha đất cây xanh có mục đích công cộng của thành phố, bao gồm: công viên văn hoá thể thao Bình Chuẩn; chuyển trên 100ha đất nghĩa địa thành đất cây xanh; Quản lý cây xanh cách ly trong các khu, cụm công nghiệp, cây xanh ven sông Sài Gòn và ven các sông rạch giữ lại; chuyển đổi Sân Golf Lái Thiêu thành công viên chuyên đề.

Các trung tâm giải trí, nghỉ dưỡng... được khuyến khích phát triển trên hành lang sông Sài Gòn.

Nhà ở xã hội được quy hoạch và xây dựng tại các cụm công nghiệp và cơ sở công nghiệp di dời.

Về định hướng khu cụm công nghiệp, kho bãi Logistic:

Chuyển đổi Khu công nghiệp VSIP I theo hướng khu công nghiệp - dịch vụ theo hướng công nghệ cao; sau năm 2030, nếu được Chính phủ cho phép chuyển đổi các Khu công nghiệp Việt Hương, Đồng An theo hướng logistic, dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ đô thị, nhà ở xã hội nhà ở thương mại và giáo dục - đào tạo.

Từng bước di dời và chuyển đổi các cụm công nghiệp tập trung và các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu cụm công nghiệp sang đất dịch vụ, đất ở trong đó có đất nhà ở xã hội.

Duy trì các kho bãi và logistic hiện hữu, cho phép phát triển các kho bãi trên các trục chính đô thị.

Về quy hoạch tầng cao xây dựng: Đất hỗn hợp trên các trục chính có đường sắt đô thị như: Đại lộ Bình Dương cho phép tầng cao tối đa 60 tầng; đường Mỹ Phước - Tân Vạn và đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành cho phép tầng cao tối đa 50 tầng, tầng hầm 6 tầng. Hệ số sử dụng đất 13 lần, trong đó 9 lần là nhà ở thương mại và 04 lần là dịch vụ đô thị. Khoảng lùi xây dựng đối với công trình cao tầng tối thiểu 10m.

Đất hỗn hợp trên các đường chính đô thị cho phép tầng cao tối đa 40 tầng, tầng hầm 4 tầng. Hệ số sử dụng đất 11 lần, trong đó 8 lần là nhà ở thương mại và 03 lần là dịch vụ đô thị; Đất hỗn hợp trên các đường liên khu vực, và đường khác cho phép tầng cao tối đa 30 tầng, tầng hầm 3 tầng. Hệ số sử dụng đất 10 lần, trong đó 7 lần là nhà ở thương mại và 03 lần là dịch vụ đô thị.

Về giao thông: Trên cơ sở các trục chính đô thị - đường đối ngoại, quy hoạch cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính đô thị lộ giới từ 32-54m, gồm: Đường ĐT.743a, ĐT.743C, ĐT.745; đường Thủ Khoa Huân; đường 22 tháng 12; đường tỉnh lộ 43; đường Ven sông Sài Gòn; Đường CĐT 1: nối Bình Chuẩn - An Phú - Bình Hoà - Lái Thiêu; Đường CĐT 2: Đường Ba tháng Hai (Lái Thiêu) nối đường Nguyễn Hữu Cảnh (sân golf) tới đường Thủ Khoa Huân; Đường CĐT 3: từ Ngã 3 đường ĐT.745 (cầu Ngang phường Hưng Định) qua An Thạnh kết nối đường Hồ Văn Mên; Đường CDT 4: Đường đại lộ tự do (Khu công nghiệp VSIP I ) kéo dài về phía Tây đi qua phần phía Bắc sân golf Lái Thiêu sau đó đi cặp song song với đoạn kênh thoát nước Chòm Sao ra đường ĐT.745 và đường ven sông Sài Gòn.

Đường liên khu vực lộ giới từ 26-30m và các đường chính khu vực theo quy chuẩn quy phạm QCVN 01:2021/BXD. Ngoài các loại đường trên, quy hoạch một số tuyến đường song hành với các trục đường chính đô thị như Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước - Tân Vạn và ĐT.743a, ĐT.743b nhằm chia sẽ lưu lượng vận tải trên các trục đường chính, lộ giới từ 22-30m.

Hệ thống cầu: Ngoài cầu Phú Long hiện hữu, cầu Bình Gởi trên đường Vành đai 3 qua huyện Củ Chi. Xây dựng thêm 3 cầu trên sông Sài Gòn kết nối TP.HCM gồm: cầu trên đường cầu Tàu (phường Hưng Định) qua huyện Hóc Môn; Phục hồi cầu sắt Lái Thiêu thành cầu kiến trúc cảnh quan mang tính truyền thống lịch sử về kiến trúc và nơi chốn; cầu Vĩnh Phú trên LKV11 (đường VP09) kết nối Quận 12.

Thành phố Thuận An phía Đông giáp Thành phố Dĩ An phía Tây giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn qua sông Sài Gòn, phía Nam giáp Thành phố Thủ Đức, phía Bắc giáp Thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Tân Uyên.

Căn hộ La Pura mặt tiền đại lộ Bình Dường, TP Thuận An đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm với chính sách "Độc lạ Bình Dương" thanh toán chỉ 10% là nhận nhà.

Điểm nhanh hệ sinh thái tiện ích quốc tế kề cận thành phố dưỡng lành La Pura

Tọa lạc tại vị trí ngay trung tâm Đông Bắc TP.HCM, từ La Pura, cư dân có thể kết nối nhanh chóng đến hệ sinh thái quốc tế đẳng cấp chỉ trong 5 phút di chuyển. Từ đại siêu thị, trường học, bệnh viện chất lượng cao đến sân golf chuẩn quốc tế đều hiện hữu trong khu vực.

Ghi nhận thực tế, thông thường các khu đô thị xa trung tâm phải đối mặt với những vấn đề thiếu tiện nghi. Cư dân sẽ mất ít nhất 10 - 15 phút lái xe để đi tới các địa điểm như trung tâm thương mại, trường học, siêu thị,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Song tại La Pura, với vị trí tọa lạc tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM, mua một căn hộ không chỉ là sở hữu nơi ở, mà là chạm tay vào một hệ sinh thái quốc tế hiện hữu - nơi mọi trải nghiệm sống đẳng cấp đều gói gọn trong bán kính 5 phút di chuyển.

Vị trí La Pura

Từ La Pura, cư dân chỉ mất khoảng 5 phút để tiếp cận AEON Mall Bình Dương Canary và LOTTE Mart – hai trung tâm thương mại quốc tế nổi bật tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM. Là trung tâm thương mại tiên phong của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) tại Việt Nam, AEON Mall Bình Dương Canary có tổng vốn đầu tư lên tới 95 triệu USD, quy mô hơn 70.000 m2. Không gian rộng rãi, hiện đại cùng dịch vụ chuẩn Nhật Bản giúp nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của các gia đình trẻ, giới văn phòng và du khách vào dịp cuối tuần.

Trong khi đó, đại siêu thị LOTTE Mart (Hàn Quốc) với vốn đầu tư 30 triệu USD trên diện tích hơn 21.300 m2 sở hữu thiết kế hiện đại, hàng hóa phong phú cùng khu ẩm thực tiện lợi. Nơi đây mang đến trải nghiệm mua sắm thân thiện, nhanh chóng và là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình sau giờ làm việc hay dịp cuối tuần mà không cần di chuyển xa.

Lotte Bình Dương

LOTTE Mart mặt tiền quốc lộ 13, cách dự án La Pura 5 phút lái xe

Với mô hình "một điểm đến - ngàn trải nghiệm", các chuyên gia cho rằng, những trung tâm thương mại lớn như AEON Mall Bình Dương Canary, LOTTE Mart sẽ tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế khu vực. Việc thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, trải nghiệm sẽ tạo nên bức tranh thương mại sôi động nhộn nhịp, giao thương sầm uất, kéo theo nhu cầu ở, thuê, kinh doanh về bất động sản tăng cao. Do vậy, những dự án bất động sản tọa lạc gần các đại siêu thị như La Pura trở thành lựa chọn cho những gia đình muốn tìm chốn an cư có đầy đủ tiện nghi. Nhờ lợi thế kết nối nhanh chóng với các trung tâm thương mại lớn, cư dân La Pura sẽ được tận hưởng cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện ích. Đồng thời, đây cũng là lựa chọn hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nhờ tiềm năng phát triển vượt trội của khu vực.

Aeone Mall Bình Dương

Từ La Pura cư dân dễ dàng kết hối AEON Mall Bình Dương Canary cũng chỉ 5 phút di chuyển

Bên cạnh lợi thế liền kề các đại siêu thị, cư dân La Pura cũng chỉ mất khoảng 5 phút di chuyển để tiếp cận hệ thống trường học và bệnh viện quốc tế. Từ La Pura, chỉ trong bán kính 5 phút, cư dân có thể đưa con đến Trường Mầm non Quốc tế MMI – nơi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori hiện đại, giúp trẻ phát triển toàn diện trong môi trường học tập an toàn, sáng tạo và đầy yêu thương.

Bệnh viện Becamex

Bệnh viện Quốc tế Becamex - mô hình y tế chuẩn Singapore tiên phong tại Việt Nam, quy mô 12.000m2 kề cận La Pura

Cũng trong bán kính này, cư dân La Pura có thể tiếp cận Bệnh viện Quốc tế Becamex - mô hình y tế chuẩn Singapore tiên phong tại Việt Nam. Với tổng diện tích hơn 12.000m2 và cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện đáp ứng toàn diện các nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho cư dân trong khu vực và vùng lân cận. Không cần phải di chuyển xa hay chờ đợi lâu, cư dân La Pura sẽ được chăm sóc sức khoẻ trong điều kiện tốt nhất.

Không dừng lại ở những tiện ích phục vụ nhu cầu sống thường nhật, hệ sinh thái quanh La Pura còn nâng tầm phong cách sống, hoàn thiện một lối sống tinh hoa cho cư dân. Tiêu biểu trong đó là sân golf Sông Bé – một trong những sân golf đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế 27 lỗ; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc - dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế với các phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại tại đa chuyên khoa.

Bệnh viện quốc tế hạnh phúc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc là một trong những tiện ích ấn tượng kề cận La Pura

Ngoài ra, vị trí của La Pura cũng giúp cư dân di chuyển nhanh đến VSIP 1 – khu công nghiệp kiểu mẫu hàng đầu của cả nước. VSIP 1 là nơi hội tụ hàng trăm doanh nghiệp lớn trong, ngoài nước và thu hút một lực lượng lao động tri thức và chuyên gia quốc tế quy mô lớn. Đây chính là nguồn cầu nhà ở ổn định và chất lượng cao, mang đến lợi thế rất lớn cho La Pura trong khai thác cho thuê dài hạn, đặc biệt là căn hộ 1-2 phòng ngủ.

Sở hữu một căn hộ tại La Pura không chỉ là chọn mua một ngôi nhà để an cư, mà còn là đầu tư cả một hệ sinh thái quốc tế hiện hữu xung quanh, nơi chất lượng sống và tiềm năng tăng giá trị tài sản cùng hội tụ.

Ngôi nhà dưỡng lành giữa trung tâm Đông Bắc TP Hồ Chí Minh

Một ngôi nhà tốt phải được đặt trong môi trường sống tốt và đem đến sự an tâm cho chủ nhân khi là khoản đầu tư tăng giá bền vững. Đó chính là "bộ 3 trụ cột" mà Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) phát triển nên La Pura - những ngôi nhà dưỡng lành giữa trung tâm Đông Bắc TP.HCM

1. Từ vị trí "đặc biệt": sở hữu 300m mặt tiền Quốc lộ 13

"Vị trí - vị trí - vị trí", kim chỉ nam mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nằm lòng trước khi xuống tiền sở hữu một sản phẩm bất động sản. Theo giới chuyên gia, vị trí tốt quyết định khả năng tiếp cận tiện ích, thừa hưởng kết nối hạ tầng, tốc độ phát triển đô thị. Song song, sản phẩm có vị trí tốt trong khu vực có sẵn tiện ích sẽ góp phần giảm gánh nặng chi phí đầu tư và thời gian chờ đợi quy hoạch đồng bộ. Từ đó, tạo đòn bẩy trực tiếp cho khả năng tăng giá và khai thác dòng tiền ngay.

Tọa độ căn hộ La Pura

Trong vòng 5 phút di chuyển, cư dân tại căn hộ La Pura có thể di chuyển tới các tiện ích xung quanh dể dàng

Với La Pura, vị trí chính là yếu tố đầu tiên để Phát Đạt tạo nên ngôi nhà "dưỡng lành". Với 300m mặt tiền Quốc lộ 13, La Pura là toạ độ lý tưởng để an cư và đầu tư tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM, bởi mua một căn hộ nhưng sở hữu cả hệ thống sinh thái quốc tế xung quanh. Chỉ trong vòng 5 phút di chuyển cư dân La Pura có thể kết nối với AEON Mall Bình Dương Canary, LOTTE Mart, sân Golf Sông Bé, Bệnh viện quốc tế Becamex, khu công nghệ VSIP 1, mầm non quốc tế MMI…

Bên cạnh vị trí mặt tiền, "ngôi nhà tốt" mà La Pura giới thiệu ra thị trường còn được bàn giao hoàn thiện nội thất, xách vali vào ở hoặc cho thuê ngay. Được biết, một trong những vật liệu bàn giao là thiết bị vệ sinh cao cấp thương hiệu Duravit hoặc Kohler. Đây cũng là dự án tiên phong tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM được quản lý vận hành bởi CBRE bảo chứng tài sản và nâng cao chất lượng sống dành cho cư dân với các dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

Sảnh lễ tân La Pura

Không chỉ dừng lại ở kết nối tiện ích, La Pura còn thừa hưởng sức bật mạnh mẽ từ quy hoạch hạ tầng khu Đông Bắc. Khu vực này đang được quy hoạch trở thành hành lang kinh tế - công nghiệp - dịch vụ trọng điểm, với hàng loạt dự án giao thông lớn đã và đang được đẩy nhanh tiến độ như đường Vành đai 3, đường ven sông Sài Gòn, mở rộng Quốc lộ 13, metro số 2 Bình Dương và tuyến đường sắt đô thị kết nối về TP. Thủ Đức. Những yếu tố này không chỉ giúp cư dân thuận tiện di chuyển mà còn đảm bảo giá trị bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần.

2. Phát triển không gian sống như những: Trạm sạc sức khỏe và kết nối

Theo đại diện nhà phát triển dự án, La Pura mang khát vọng của một môi trường sống lành mà ở đó ai cũng có thể lan toả phong cách sống tích cực, tận hưởng không gian sống tốt cho sức khoẻ và tăng cường sự kết nối. Do đó, từng tiện ích tại La Pura đều được chăm chút tỉ mỉ như những "trạm sạc" phục hồi và tái tạo cho cư dân mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.

Mỗi buổi sáng của cư dân trẻ tại La Pura sẽ được định nghĩa là "slow morning". Chỉ cần một nút bấm thang máy, cư dân có thể tiếp cận ngay phố mua sắm đặt giữa công viên, thong thả mua một ly cà phê, ngồi nhâm nhi dưới những tán cây xanh, sẵn sàng năng lượng hạnh phúc cho một ngày mới. Những em bé dưỡng lành sẽ được ba mẹ dẫn dạo dưới thiên nhiên để đến trường học nội khu.

Tiện ích La Pura

Lisa Nisbet, Tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Đại học Trent ở Ontario, Canada, người nghiên cứu về sự kết nối với thiên nhiên, cũng chỉ ra rằng: "Bạn có thể cải thiện tâm trạng của mình chỉ bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ giữa thiên nhiên, ngay cả trong thiên nhiên đô thị. Và cảm giác kết nối mà bạn có với thế giới tự nhiên dường như góp phần tạo nên hạnh phúc ngay cả khi bạn không đắm mình vào thiên nhiên".

Ngoài sống xanh, không gian tại La Pura còn phải đảm bảo yếu tố "sang", để đó sẽ là ngôi nhà mang lại cảm giác đầy tự hào cho từng cư dân. Và để làm được điều này, đội ngũ kiến trúc đã dày công nghiên cứu, bắt đầu từ nơi chào đón cư dân trở về mỗi ngày. Theo đó, sảnh đón tại La Pura được phát triển thành đại sảnh kết nối cao 8m, phủ kính toàn bộ như những resort 5 sao. Đặc biệt, dự kiến sau khi chính thức sáp nhập với TP.HCM, đây sẽ là một trong hai dự án tại TP.HCM sở hữu sảnh kết nối cao cấp nhất.

Không chỉ vậy, đó còn là phòng "Guest Lounge" sang trọng có thể dùng để tiếp đối tác của gia chủ; phòng massage trang bị sẵn ghế, phòng trị liệu âm thanh, phòng sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi trẻ em… đều được đầu tư chỉn chu, đảm bảo không gian "trong sang – ngoài xanh" dành cho gia chủ.

Chưa dừng lại ở đó, La Pura còn tích hợp nhiều không gian tương tác đa thế hệ như: khu cắm trại cho gia đình vào cuối tuần, khu BBQ và tiệc ngoài trời, phòng đọc sách cộng đồng với thư viện mini, khu sáng tạo nghệ thuật cho trẻ em… Tất cả tạo nên một môi trường sống đa chiều, nơi cư dân có thể tận hưởng từng khoảnh khắc bên người thân yêu.

Thêm một điểm cộng khi xây dựng môi trường sống tại La Pura đó là sự tôn trọng cộng đồng, dành thêm tâm huyết cho trẻ em và người lớn tuổi. Tại La Pura, có tổng cộng 12 hồ bơi ở 4 cụm toà nhưng được dành tới 6 hồ bơi cho trẻ em; toàn dự án có tới 35 không gian dành cho trẻ em và được chia theo từng lứa tuổi, đảm bảo em bé nào cũng tận hưởng trọn vẹn "trạm sạc" của mình.

Phát Đạt cũng dành đa phần tiện ích dành cho thế hệ ông bà, vừa yên tĩnh vừa giúp ông bà vận động tốt hơn như: Outdoor Gym, vườn thiền, vườn trị liệu cùng hàng loạt khu vườn dưỡng lành khác tại tầng mái.

\Hồ bơi La Pura

3. Tài sản đầu tư tăng giá đúng thời điểm

Không chỉ chinh phục trái tim nhà đầu tư từ vị trí, tâm huyết phát triển sản phẩm, thành phố dưỡng lành La Pura còn tự hào khi được đánh giá là tài sản đầu tư đúng thời điểm. Bởi thực tế, hiếm có dự án nào trên thị trường mở bán và bàn giao đúng thời điểm hạ tầng triển khai và hoàn thành.

Căn hộ La Pura

Giới đầu tư nhận định, La Pura sở hữu ít nhất 6 cột mốc gia tăng giá trị. Đó là Quốc lộ 13 đoạn qua trước dự án đang khẩn trương hoàn thành trong 2025; Sau khi sáp nhập Bình Dương vào TP.HCM; Thông toàn tuyến Quốc lộ 13 mở rộng lên 60m kết nối TP.HCM vào 2027 – 2028; Thời điểm bàn giao nhà; Hoàn thành 100km đường ven sông Sài Gòn, vành đai 3, vành đai 4; Triển khai và hoàn thành tuyến đường sắt đô thị trên cao số 2 Bình Dương ngang nhà.

Đáng chú ý, mỗi cột mốc kể trên đều là "chìa khóa vàng" trong quá trình định giá bất động sản. Với Quốc lộ 13 – một trong những trục huyết mạch bậc nhất kết nối trung tâm TP.HCM với các khu công nghiệp và đô thị khu Đông Bắc, việc mở rộng và nâng cấp sẽ giúp gia tăng lưu thông, giảm áp lực giao thông, đồng thời tăng tính thanh khoản và giá trị tài sản dọc trục đường này.

Ngoài ra, việc La Pura hiện diện tại điểm giao giữa TP.HCM – Bình Dương cũng được đánh giá là sở hữu vị trí chiến lược "kép", thừa hưởng đòn bẩy hạ tầng của cả hai phía. Đặc biệt, đề án sáp nhập Bình Dương vào TP.HCM, nếu được triển khai sẽ nâng tầm toàn bộ khu vực thành một cực tăng trưởng mới, mở ra cơ hội tăng giá bất động sản cả về nhu cầu ở thực và dòng vốn đầu tư dài hạn.

Không chỉ hạ tầng giao thông, hệ sinh thái đô thị – công nghiệp tại khu vực cũng đang chuyển dịch mạnh về phía Đông Bắc TP.HCM. Các khu công nghiệp như VSIP 1, VSIP 2, không ngừng mở rộng kéo theo làn sóng chuyên gia, kỹ sư, người lao động chất lượng cao có nhu cầu an cư dài hạn hoặc thuê nhà tiêu chuẩn cao. Đây chính là thị trường khai thác cho thuê tiềm năng mà La Pura hướng đến.

Đặc biệt, La Pura còn đón đầu xu hướng sống "dưỡng lành" – một nhu cầu đang lên ngôi trong kỷ nguyên hậu đại dịch. Khi sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu, cư dân ngày càng tìm kiếm những không gian sống xanh, trong lành, tích hợp hệ tiện ích chăm sóc thân – tâm – trí.

Thiết kế La Pura

Hạ tầng hoàn thiện tất yếu kéo theo giá trị bất động sản tăng, cộng thêm giá trị từ nội tại của đô thị "all-in-one" cao cấp hiếm hoi tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM thì tiềm năng sinh giá trị về ở, chuyển nhượng hay đầu tư cho thuê của La Pura gần như đã nằm lòng", một nhà đầu tư phân tích.

bình dương